Ngày 28/11/2021 19:10 PM (GMT+7)
Mục lục
Mật ong có một số lợi ích sức khỏe tiềm năng nhưng một số người lại cho rằng mật ong cũng có thể gây hại như đường do độ ngọt của nó. Vậy cụ thể tác dụng và tác hại của mật ong như thế nào?
Mật ong là một chất lỏng dạng xi-rô mà ong mật tạo ra từ mật hoa. Mật ong rất được yêu thích vì độ ngọt và độ đậm của hương vị, nó được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và công thức nấu ăn. Mùi, màu sắc và hương vị của mật ong khác nhau tùy thuộc vào loại hoa được ong dùng để tạo ra mật, vì vậy có vô số loại mật ong.
Mật ong có một số lợi ích sức khỏe tiềm năng nhưng một số người lại cho rằng mật ong cũng có thể gây hại như đường do độ ngọt của nó. Vậy cụ thể tác dụng và tác hại của mật ong như thế nào?
Mật ong là gì?
Mật ong có không ít tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Mật ong là một chất ngọt như xi-rô mà ong tạo ra từ mật hoa của các loài thực vật có hoa. Những con ong thu thập mật hoa và sau đó tiêu thụ, tiêu hóa và thải lại vào bên trong tổ ong để tạo ra mật ong. Mật ong được lưu trữ trong tổ ong.
Một muỗng canh (20 gram) mật ong chứa:
Lượng calo: 61
Chất béo: 0 gram
Chất đạm: 0 gram
Carbs: 17 gram
Chất xơ: 0 gram
Riboflavin: 1% giá trị hàng ngày (DV)
Đồng: 1% DV
Mật ong thực chất là đường tinh khiết, không có chất béo và chỉ có một lượng vi lượng protein và chất xơ. Nó chứa lượng nhỏ một số chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mật ong rất giàu các hợp chất thực vật tăng cường sức khỏe được gọi là polyphenol.
Tác dụng của mật ong
1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Mật ong chất lượng cao rất giàu một số chất chống oxy hóa quan trọng – chẳng hạn như axit phenolic và flavonoid – có thể hỗ trợ sức khỏe tốt hơn. Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh, do đó làm giảm nguy cơ tổn thương tế bào.
Những hợp chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể phòng ngừa các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
2. Giúp chữa lành vết thương
Mật ong có thể giúp chữa lành vết thương. (Ảnh minh họa)
Trong một số hình thức y học cổ truyền, mật ong được thoa trực tiếp lên da để hỗ trợ chữa lành vết thương. Điều này được cho là do đặc tính kháng khuẩn của mật ong và khả năng làm giảm sự phát triển của vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng.
Trong một nghiên cứu nhỏ, việc thoa mật ong manuka trực tiếp lên vết loét ở chân của bệnh nhân tiểu đường có hiệu quả tương tự như băng vết thương thông thường và thúc đẩy quá trình chữa lành ở 97% vết loét.
Tương tự, một nghiên cứu khác ở 30 người cho thấy thêm mật ong vào băng vết thương giúp tăng cường khả năng chữa lành ở khoảng 43% trường hợp loét chân do tiểu đường sau ba tháng.
Trong khi đó, nghiên cứu khác cho thấy rằng nó cũng có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho các tình trạng da, chẳng hạn như bệnh vảy nến, viêm da và mụn rộp
3. Tốt hơn đường tinh luyện
Mặc dù mật ong có nhiều đường và calo nhưng nó vẫn là lựa chọn tốt hơn so với đường tinh luyện. Trong khi đường tinh luyện không mang lại nhiều dinh dưỡng, mật ong cung cấp chất chống oxy hóa – bao gồm axit phenolic và flavonoid.
Thêm vào đó, một nghiên cứu ở 48 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy rằng mặc dù mật ong làm tăng lượng đường trong máu, nhưng nó có thể không bằng đường.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sử dụng mật ong thay vì đường có thể làm giảm chất béo trung tính, cũng như cholesterol LDL toàn phần.
Mặc dù mật ong có thể là một lựa chọn tốt hơn so với đường tinh luyện, nhưng bạn vẫn nên tiêu thụ nó ở mức độ vừa phải để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
4. Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
Mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Theo một đánh giá, mật ong có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện mức độ mỡ trong máu, điều hòa nhịp tim của bạn và ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh bị chết- tất cả các yếu tố này có thể cải thiện chức năng tim và sức khỏe của bạn.
Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy rằng mật ong giúp bảo vệ tim khỏi stress oxy hóa. Ngoài ra, mật ong thô thường chứa keo ong có thể cải thiện mức cholesterol và chất béo trung tính.
Tuy nhiên không có nghiên cứu dài hạn trên con người về tác dụng của mật ong với sức khỏe tim mạch.
5. Có thể giúp giảm ho ở trẻ em
Ho là một vấn đề thường gặp đối với trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Những bệnh nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của cả trẻ em và cha mẹ.
Tuy nhiên, các loại thuốc ho thông thường không phải lúc nào cũng hiệu quả và có thể có tác dụng phụ. Thật thú vị, mật ong có thể là một lựa chọn thay thế tốt.
Đánh giá dựa trên một số nghiên cứu về mật ong và trị ho ở trẻ em cho thấy mật ong có vẻ hiệu quả hơn đối với các triệu chứng ho. Nó cũng có thể giúp giảm thời gian ho.
Một đánh giá khác lưu ý rằng nó cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ em bị ho. Hơn nữa, không giống như một số loại thuốc ho, mật ong không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì nguy cơ ngộ độc
Tác hại của mật ong
1. Có thể góp phần tăng cân
Mật ong có nhiều đường và calo – chứa khoảng 64 calo trong một muỗng canh mật ong (21 gram). Mặc dù điều này có vẻ không nhiều, nhưng nếu tiêu thụ nhiều và thường xuyên cũng có thể khiến lượng calo tăng lên.
Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tăng cân – đặc biệt nếu không có sự thay đổi trong chế độ ăn uống để giải quyết lượng calo tăng thêm này.
Mật ong cũng chứa nhiều đường, được tiêu hóa nhanh chóng và có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và giảm – dẫn đến tăng cảm giác đói và tăng cân trong thời gian dài.
Hơn nữa, việc sử dụng kết hợp cả mật ong với đường có thể khiến nguy cơ tăng cân và béo phì cao hơn.
2. Chứa nhiều đường
Mật ong cũng ẩn chứa không ít đường, nếu lạm dụng dễ gây tăng cân, béo phì. (Ảnh minh họa)
Mặc dù mật ong có thể mang lại những lợi ích sức khỏe nhưng mật ong lại chứa nhiều đường – có thể gây bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường có thể liên quan đến béo phì, viêm nhiễm, kháng insulin, các vấn đề về gan và bệnh tim. Lượng đường dư thừa cũng có thể dẫn đến nguy cơ cao bị trầm cảm, sa sút trí tuệ và thậm chí là một số loại ung thư.
Do đó, hãy đảm bảo tiêu thụ mật ong vừa phải và sử dụng nó một cách tiết kiệm để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Uống mật ong lúc nào tốt nhất?
Uống mật ong vào buổi sáng
Một cốc nước ấm pha mật ong có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn. Cơ thể chúng ta cần năng lượng để có thể duy trì suốt cả ngày. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn mật ong nhằm tăng cường năng lượng. Uống mật ong vào buổi sáng không chỉ tốt cho làn da của bạn mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm:
– Giảm cân
– Cải thiện hệ tiêu hóa của bạn
– Phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và virus
– Giảm phản ứng dị ứng
– Đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
– Cung cấp nước cho cơ thể
Uống mật ong vào buổi tối
Vào buổi tối, khi nửa ngày trôi qua khiến người mệt mỏi và kiệt sức, mật ong có thể giúp bạn lấy lại sức sống cho thời gian còn lại trong ngày. Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng mật ong thay vì đồ ăn nhẹ có đường vào buổi tối sẽ có lợi hơn.
Uống mật ong trước khi ngủ
Không có gì ngạc nhiên khi mật ong được các chuyên gia sức khỏe khuyên nên dùng trước khi ngủ. Uống mật ong với một ly sữa ấm đảm bảo bạn sẽ có một giấc ngủ ngon. Cơ thể của bạn hấp thụ tất cả các chất tốt từ siêu thực phẩm này vào ban đêm để giữ cho bạn khỏe mạnh. Những lợi ích của việc ăn mật ong vào ban đêm là:
– Giúp bạn ngủ ngon hơn
– Cải thiện chức năng gan
– Hỗ trợ giảm cân
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
– Điều trị trào ngược axit
– Giảm huyết áp
Uống mật ong khi ốm
Mật ong có thể được dùng vào những lúc bạn bị ốm. Nó giàu đặc tính kháng khuẩn mạnh, mật ong giúp giảm đau họng và làm dịu cơn ho.
Mật ong kích thích hệ thống miễn dịch phục hồi nhanh hơn sau bệnh tật. Ngoài vị ngon, mật ong còn là một chất thông mũi tự nhiên và có đặc tính chống lạnh.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-hai-va-tac-dung-cua-mat-ong-la-gi-uong-mat-ong…
Dầu dừa được sử dụng trong cả nấu nướng và làm đẹp, vậy cụ thể những tác dụng của dầu dừa là gì, tại sao nó lại được dùng phổ biến đến vậy.
Theo Hoàng Thùy. (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)