Hành trình một năm Samsung phục hồi hệ sinh thái biển với công nghệ Galaxy

Hành trình một năm Samsung phục hồi hệ sinh thái biển với công nghệ Galaxy


Trong suốt nhiều năm qua, Samsung luôn kiên định với cam kết bảo vệ môi trường đại dương. Bắt đầu từ Galaxy S22 series, hãng đã tiên phong tái chế lưới đánh cá bị thải bỏ và tích hợp chất liệu tái chế này vào các sản phẩm điện thoại thông minh.

Sáng kiến này sau đó được mở rộng ra toàn bộ hệ sinh thái Galaxy, bao gồm máy tính bảng, máy tính xách tay và các thiết bị đeo thông minh. Tiếp nối hành trình ấy, Samsung đang tích cực hỗ trợ khôi phục các rạn san hô thông qua những đổi mới công nghệ. Samsung đã có hành trình đổi mới vì đại dương xanh – nơi công nghệ góp phần gìn giữ vẻ đẹp và sự sống của biển cả.

Hành trình một năm Samsung phục hồi hệ sinh thái biển với công nghệ Galaxy - 1

Nhờ vào sáng kiến phục hồi rạn san hô này, 11.046 mảnh san hô đã được trồng (Ảnh: Samsung). 

Hỗ trợ hệ sinh thái biển thông qua hợp tác toàn cầu

Được giới thiệu tại sự kiện Galaxy Unpacked vào tháng 1, Coral in Focus là dự án được ra mắt từ năm ngoái nhằm hỗ trợ các cộng đồng ven biển Fiji, Indonesia và Hoa Kỳ trong công cuộc khôi phục hệ sinh thái ven biển.

Samsung đã hợp tác với Seatrees – tổ chức phi lợi nhuận chuyên phục hồi hệ sinh thái biển – để tìm ra những giải pháp đổi mới trong việc khôi phục rạn san hô. Hãng đã giới thiệu tính năng Ocean Mode (Chế độ được phát triển độc quyền cho dự án này và chỉ dành riêng cho các đối tác tham gia) trên Galaxy S24 Ultra, một chế độ camera cho phép chụp ảnh sống động ngay cả dưới nước.

Những hình ảnh này cung cấp dữ liệu trực quan chính xác cho các nhà nghiên cứu biển, giúp họ tạo ra mô hình 3D bằng kỹ thuật chụp ảnh lập thể (photogrammetry) để liên tục giám sát và phân tích tình trạng các rạn san hô. Các tổ chức đối tác địa phương sẽ dựa vào những phát hiện này để định hướng các nỗ lực phục hồi san hô tại các khu vực cụ thể.

Ocean Mode – Bước tiến mới của camera Galaxy trong việc phục hồi rạn san hô

Các đối tác và đội ngũ tại hiện trường sử dụng Ocean Mode để giảm thiểu hiện tượng sắc xanh quá mức thường thấy trong ảnh chụp dưới nước, từ đó tái hiện chính xác màu sắc tự nhiên của san hô. Tính năng này cũng giúp hạn chế hiện tượng mờ do chuyển động thông qua tốc độ màn trập được tối ưu và xử lý hình ảnh đa khung hình.

Ngoài ra, chế độ chụp theo khoảng thời gian (interval shooting) cho phép ghi lại hàng nghìn bức ảnh san hô độ phân giải cao chỉ trong một lần thực hiện, giúp cải thiện cả hiệu suất và độ rõ nét của hình ảnh.

Đại diện dự án cho biết, nhờ vào các sáng kiến phục hồi rạn san hô này, 17 mô hình 3D rạn san hô đã được tạo ra từ những bức ảnh chụp bằng Ocean Mode, giúp phân tích sức khỏe và quá trình phát triển của chúng. Tổng cộng, 11.046 mảnh san hô đã được trồng, góp phần phục hồi 10.705 m2 môi trường sống dưới đáy biển – tương đương với diện tích của khoảng 25 sân bóng rổ.

Kể từ khi công bố tầm nhìn môi trường “Galaxy for the Planet” vào năm 2021, Samsung đã không ngừng hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ thông qua việc sử dụng nhựa có nguồn gốc từ đại dương trong các sản phẩm, mà còn bằng cách mở rộng sang lĩnh vực bảo tồn và phục hồi sinh thái biển.

Những nỗ lực này thể hiện rõ cam kết lâu dài của Samsung trong việc giảm thiểu tác động môi trường xuyên suốt toàn bộ vòng đời sản phẩm và xa hơn nữa.



Source link: https://dantri.com.vn/cong-nghe/hanh-trinh-mot-nam-samsung-phuc-hoi-he-sinh-thai-bien-voi-cong-nghe-galaxy-20250502150608979.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *