Một số người dễ mắc COVID-19 hơn những người khác, tại sao vậy? Dưới đây là giải thích từ các chuyên gia cũng như một số lời khuyên giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn.
Dù ai cũng mong dịch COVID-19 sẽ qua đi khi năm mới tới nhưng thực tế không phải vậy. Các ca mắc mới vẫn không ngừng tăng, bệnh viện vẫn quá tải và chủng Omicron đang lây lan nhanh chóng.
“Mọi người nên nhận ra rằng đây là một giai đoạn đầy thách thức với chúng ta và dịch bệnh chưa đi qua. Trong mùa này, virus càng phát triển mạnh và lan nhanh. Cúm, các bệnh do virus khác và COVID-19 đang trở lại buộc chúng ta càng phải mạnh mẽ hơn”, tiến sĩ Jagdish Khubchandani, giảng viên khoa Y tế công cộng, Đại học bang New Mexico, Mỹ cho biết. Tuy nhiên, có một số việc chúng ta có thể thực hiện giúp ngăn ngừa mắc COVID-19.
Tụ họp đông người là một trong những hoạt động nguy cơ cao gây lây truyền virus. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia về 9 việc khiến bạn dễ mắc COVID-19 và những cách để phòng tránh.
Tham gia các cuộc tụ họp đông người
Tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng cố vấn y tế của tổng thống Mỹ, đồng thời là Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc nước này nhắc nhở rằng, thời điểm này chúng ta không nên tham dự những cuộc tụ họp đông người.
Tương tự như những gì đã khuyến cáo trong kỳ nghỉ Giáng sinh trước đây, theo ông, việc hạn chế các cuộc tụ họp đông người vẫn đúng trong dịp đầu năm này. Nếu bạn họp mặt gia đình tại nhà với bố mẹ, ông bà, con cái và mọi người đã được tiêm đủ vắc xin, mặc dầu vẫn có nguy cơ, nhưng khá thấp và bạn có thể tiếp tục kế hoạch này. Tuy nhiên, nếu bạn dự định tổ chức buổi tiệc gồm 40-50 người và tất cả tham dự đều ôm hôn hay rôm rả chuyện trò ngay sát nhau, thì tốt nhất là nên hoãn lại.
Không đeo khẩu trang
Tiến sĩ Jagdish Khubchandani nói rằng, đeo khẩu trang vẫn là cách hiệu quả và quan trọng nhằm ngăn ngừa lây nhiễm. Có 3 sai lầm lớn chúng ta hay mắc là: Không đeo khẩu trang, đeo không đúng cách (không che kín lỗ mũi) hay sử dụng khẩu trang quá mỏng, hỏng.
Đại dịch đã diễn ra khá lâu và mọi người cần chuẩn bị những khẩu trang tốt. Khẩu trang đã dùng lâu, giặt nhiều lần, bị mòn, rách nên được thay. Khẩu trang dùng một lần cũng cần loại bỏ khi bị bẩn.
Đeo khẩu trang đúng cách mới đạt hiệu quả bảo vệ cao khỏi nhiễm virus.
Tiếp xúc với những người mà bạn mặc định rằng đã tiêm vắc xin
Theo tiến sĩ Khubchandani, gặp gỡ thân mật, hẹn hò và tiệc tùng với những người lạ rồi tự mặc định rằng mọi người đều đã tiêm vắc xin là một nguy cơ lớn. “Nhiều người thậm chí không biểu hiện các triệu chứng nhưng có thể đã nhiễm bệnh. Chúng ta cần duy trì giữ khoảng cách giữa các cá nhân (không phải là cách ly xã hội) và đừng vì mong muốn tiếp xúc với người khác sau thời gian buồn chán mà lơ là phòng vệ.
Không tiêm vắc xin
Theo tiến sĩ y khoa Mỹ Kristina Hendija: “Chưa tiêm vắc xin nghĩa là hệ miễn dịch của bạn chưa được trang bị khả năng chiến đấu với việc nhiễm COVID-19. Điều này khiến bạn có nguy cơ cao bị nặng, dẫn đến phải nhập viện hay tử vong khi nhiễm bệnh
Bác sĩ Khubchandani nhấn mạnh thêm: “Không tiêm vắc xin hoặc tiêm liều thấp hơn khuyến cáo không hỗ trợ được cho bạn. Không quan trọng là có bao nhiêu biến thể xuất hiện, đã tiêm vẫn tốt hơn không. Ngay cả với các biến thể mới cũng dễ bị ảnh hưởng bởi khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra (ngay cả khi hiệu quả hoặc mức độ bảo vệ thấp hơn).
Dù đã tiêm đủ vắc xin, bạn vẫn cần tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch.
Quá chủ quan khi đã tiêm vắc xin
Theo bác sĩ Hendjia, mặc dù đã được tiêm vắc xin, vẫn cần thận trọng. Vắc xin không cung cấp khả năng miễn dịch mà mang tới mức độ bảo vệ khỏi nhiễm trùng nặng. Do đó, bạn vẫn có thể nhiễm COVID-19 và mắc bệnh. Dù đã được tiêm vắc xin, hãy luôn thực hành các quy tắc an toàn để bảo vệ bản thân và gia đình.
Tiến sĩ Khubchandani cho biết, nên hạn chế hết mức có thể việc lơ là cảnh giác và tiếp xúc với quá nhiều người ở nơi làm việc, khi đi mua đồ thiết yếu hay sắm Tết hoặc di chuyển khi không thực sự cần thiết (đi du lịch chẳng hạn).
Không rửa tay
“COVID-19 có thể lây truyền qua nhiều con đường và điều quan trọng là phải chủ động trong việc bảo vệ bản thân”, bác sĩ Hendjia nhắc nhở. Thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và tuân theo các khuyến cáo của cơ quan y tế là việc cần thiết để giữ an toàn cho chính mình.
Theo bác sĩ Khubchandani, vào mùa đông và sau một thời gian quen dần với dịch, chúng ta đã quên việc đảm bảo vệ sinh tay cũng như tổng thể. Tắm hằng ngày, giặt quần áo, thường xuyên làm sạch tay với xà phòng và nước bất cứ lúc nào đi đâu về nhà là điều cần thiết.
Tham dự sự kiện trong nhà
“Nhiều hoạt động nguy cơ cao có thể diễn ra trong nhà – đây là xu hướng nên tránh. Các cá nhân nên tổ chức sự kiện ở ngoài sân, vườn… nếu cần tương tác với những người khác ngoài các thành viên trong gia đình mình”, tiến sĩ Khubchandani giải thích.
Có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
Tiến sĩ Linda Khoshaba, nhà sáng lập tổ chức về Nội tiết, thực hành Y học tự nhiên (Mỹ) cho biết, phần lớn những người bị nhiễm virus sẽ gặp vấn đề về hô hấp từ nhẹ đến trung bình và phục hồi mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, một số người có thể chuyển nặng và cần hỗ trợ y tế.
Trường hợp bệnh nặng có nhiều khả năng xảy ra với người cao tuổi và những người mắc các rối loạn sức khỏe cơ bản như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính hoặc ung thư. COVID-19 có thể khiến bất kỳ ai nhiễm bệnh và khiến họ trở nên ốm yếu hay tử vong ở bất cứ độ tuổi nào.
Người có hệ miễn dịch yếu
Bác sĩ Hendjia says cho biết, COVID-19 là một quá trình lây nhiễm và hệ thống miễn dịch của chúng ta là cơ quan chống lại virus. Bạn có thể nâng cao hệ thống miễn dịch của mình để tăng khả năng phòng chống virus bằng cách duy trì lối sống lành mạnh. Đây là một cách chắc chắn để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ mắc COVID nghiêm trọng.
Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi virus vẫn hoành hành?
Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về sức khỏe cộng đồng không chỉ để bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn giúp chấm dứt đại dịch, bất kể bạn sống ở đâu: Hãy tiêm phòng vắc xin đầy đủ và tăng cường càng sớm càng tốt; Nếu bạn sống trong khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, hãy đeo khẩu trang N95, hạn chế đi lại, giữ khoảng cách, tránh đám đông, không tới các sự kiện trong nhà với những người mình không sống cùng (đặc biệt là tới quán bar); thực hành giữ vệ sinh tay và thân thể.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/9-sai-lam-khien-ban-de-mac-covid-19-hon-dieu-dau-t…
Sở Y tế Lào Cai vừa có báo cáo về trường hợp tử vong sau tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 là nữ, sinh năm 1998, trú tại thị xã Sa Pa.
Theo Yên Minh (Dịch từ Eat this, not that) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)