Chương trình giao lưu Âm nhạc Nghệ thuật Phật giáo quốc tế nằm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025 do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo tổ chức.
Đêm nhạc kết hợp giữa nhạc giao hưởng – dân tộc – đương đại cùng hiệu ứng sân khấu hiện đại, ánh sáng và mỹ thuật sân khấu.
Thành phần nghệ sĩ biểu diễn bao gồm: Dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc vũ kịch TPHCM; Đoàn nhạc dân tộc Phù Đổng; ban nhạc nhẹ Rhythm Section – Dũng Đà Lạt; nhóm đờn ca tài tử do NSƯT ThS Huỳnh Khải dẫn dắt, dàn hợp xướng Saigon Choir, các vũ đoàn Arabesque và Power, cùng các nghệ sĩ: Việt Hoàn, Đăng Dương, Lan Anh; các ca sĩ Đức Tuấn, Lê Việt Anh, Phạm Trang, Đào Mác, Hồ Quỳnh Hương, Ưng Hoàng Phúc…
Giao lưu âm nhạc nghệ thuật Vesak 2025 không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật trong Đại lễ, mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế cảm nhận rõ hơn một Việt Nam hiền hòa, sâu sắc và sáng tạo.
Trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Việt Nam một lần nữa trở thành điểm hẹn tâm linh của những trái tim cùng chung lý tưởng yêu thương và phụng sự.
Trong chương trình lần này, các tác phẩm âm nhạc như: Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa, Thế Tôn Ca, Vesak ca, Sống Vui – Tạ Ơn, hay Đạo Phật tỏa sáng năm châu… đưa khán giả bước vào không gian Phật pháp thông qua các tác phẩm nghệ thuật được dàn dựng công phu.
Phát biểu tại chương trình, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, trải qua hàng ngàn năm phát triển, Phật giáo Việt Nam đã hình thành nên một nền triết lý đạo đức đặc sắc, nơi các tông phái như Nguyên thủy, Thiền tông, Tịnh độ và Đại thừa cùng tồn tại hài hòa, lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc, trở thành một phần cốt lõi của văn hóa dân tộc.
Tác phẩm kịch múa ”Cuộc đời Đức Phật” do Đoàn nghệ thuật văn hóa Ấn Độ trình diễn.
Chương trình có sự tham gia của 3.000 khán giả là đại biểu chính thức tham dự Đại lễ Vesak cùng với các đại biểu khách mời, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, tăng ni, phật tử tiêu biểu.
Trong buổi giao lưu, từng giai điệu được cất lên đều mang theo thông điệp của ánh sáng thiện lành, của sự tỉnh thức và yêu thương.
Bên cạnh đó, chương trình còn là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan… mang lại sự phong phú về trải nghiệm nền văn hóa Phật giáo giữa các nước.
Source link: https://dantri.com.vn/giai-tri/an-tuong-chuong-trinh-am-nhac-nghe-thuat-phat-giao-tai-dai-le-vesak-2025-20250508001427603.htm