Mục lục
Vết thương hở rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày do công việc lao động, sinh hoạt hoặc tập luyện thể dục thể thao. Ngoài việc chăm sóc vết thương hở thì chế độ ăn uống cũng rất cần chú trọng để vết thương mau lành.
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở là những dạng vết thương có thể thấy được như da bị rách, đâm thủng, cắt hay vết mổ… Các dấu hiệu của vết thương hở bao gồm chảy máu, sưng tấy đỏ xung quanh vết thương… Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu trên bề mặt da.
Hầu như bất cứ ai cũng từng trải qua ít nhất một lần gặp vết thương hở. Hầu hết các vết thương hở đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương có miệng lớn, chảy máu nhiều hoặc chảy máu kéo dài hơn 20 phút thì nên đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Phân loại vết thương hở
Có 4 loại vết thương hở bao gồm:
– Vết xước: Xảy ra khi da của bạn bị cọ xát với bề mặt thô ráp và cứng, gây nên vết xước trên da, thường không chảy nhiều máu nhưng cần được sát trùng sớm để tránh nhiễm trùng.
– Vết rách: Là một vết cắt sâu hoặc rách trên da, thường gặp trong những tai nạn với dao kéo, dụng cụ hoặc máy móc sắc nhọn. Trong trường hợp này, máu có thể chảy nhiều hơn và lâu hơn.
– Vết thủng: Là một lỗ nhỏ do một vật dài, nhọn như đinh hoặc kim gây ra.
– Bật da: Là tình trạng nghiêm trọng nhất của vết thương hở, khi da hoặc mô bị rách một phần hoặc hoàn toàn, bật ra khỏi cơ thể, thường chảy nhiều máu và gây đau đớn.
Quá trình lành vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn là:
– Giai đoạn viêm: Các mạch máu sẽ thắt chặt lại nhằm ngăn ngừa tình trạng mất máu và tiểu cầu kết tập lại thành cục máu đông. Các tế bào bạch cầu chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và các thành phần dị nguyên khác.
– Giai đoạn nguyên bào sợi: Các sợi protein, collagen bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen sẽ giúp kích thích các cạnh của vết thương co vào và đóng lại. Tại vị trí vết thương, các mạch máu nhỏ hình thành nhằm cấp máu cho các tế bào da mới được tạo nên.
– Giai đoạn tái tạo: Cơ thể tiếp tục bổ sung collagen và tinh chỉnh vùng bị thương và giúp vết sẹo mờ dần.
Cách điều trị vết thương hở
Hầu hết các vết thương hở đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn vẫn cần đến cơ sở y tế để can thiệp điều trị.
Khi điều trị vết thương hở tại nhà: Các vết thương hở nhỏ, chảy máu ít có thể tự điều trị tại nhà. Đầu tiên, cần rửa sạch và sát trùng vết thương để loại bỏ bụi bẩn và tránh nhiễm trùng. Sau đó, sử dụng băng vô trùng để quấn vết thương. Một số vết thương hở nhỏ có thể không cần quấn băng. Giữ vết thương sạch và khô, tránh tác động mạnh từ bên ngoài. Nếu bị sưng tấy, có thể dùng đá để chườm. Nếu đau đớn, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ: Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu vết thương hở sâu hơn 1,5 cm, chảy máu không ngừng và kéo dài hơn 20 phút hoặc đó là vết thương xảy ra sau một sự cố tai nạn nghiêm trọng.
Vết thương hở kiêng ăn gì?
Để vết thương nhanh hồi phục, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý và khoa học như:
– Thực phẩm giúp tái tạo, sản sinh máu.
– Thực phẩm chứa nhiều Protein, Vitamin B, C, K.
– Thực phẩm giàu chất khoáng, kẽm.
Bên cạnh đó, khi bị vết thương hở nên kiêng những loại thực phẩm sau:
– Đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao: Đường có tác động đến collagen nằm trên bề mặt lớp biểu bì. Đặc biệt trong giai đoạn nguyên bào sợi và giai đoạn tái tạo của vết thương hở, nếu sử dụng đường sẽ làm quá trình này chậm lại và vết thương sẽ lâu lành hơn.
– Gừng: Việc sử dụng quá nhiều gừng sẽ cản trở hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm.
– Rau muống: Rau muống là thực phẩm ưa thích của nhiều người. Nó có tính mát, giải độc tốt, lợi tiểu, nhuận tràng và sinh da thịt… Vì vậy, nếu ăn rau muống sẽ để lại sẹo lồi cho vết thương.
– Trứng: Trong giai đoạn tái tạo vết thương đang dần hình thành da non, trong khi đó trứng có đặc tính thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen. Vì vậy, ăn trứng dễ hình thành sẹo lồi ở vết thương, gây mất thẩm mỹ.
– Thịt bò: Thịt bò tuy chứa nhiều protein, có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe, tuy nhiên không khuyến khích sử dụng cho đối tượng có vết thương ở chân. Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo và thâm vĩnh viễn, khó điều trị bằng các can thiệp thông thường như thoa thuốc.
– Đồ nếp: Tương tự như rau muống, đồ nếp cũng dễ để lại sẹo và gây ngứa ngáy ở vết thương.
– Thịt gà: Làm cho vết thương lâu lành và bị ngứa.
– Hải sản, đồ tanh: Ăn hải sản hoặc đồ tanh khi bị vết thương hở dễ gây ngứa ngáy và khó chịu, lâu hồi phục hơn.
– Sữa đã tách kem: Sữa đã tách kem có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và đáp ứng quá trình viêm tự nhiên của cơ thể. Vì vậy sử dụng sữa tách kem sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn viêm, tác động đến việc hình thành cục máu đông và chậm lại quá trình liền sẹo.
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của vết thương hở và cơ địa từng người mà thời gian ăn kiêng sẽ khác nhau. Đối với những vết thương nhẹ, thông thường thời gian có thể kéo dài từ 5-7 ngày, đây là khoảng thời gian đủ để tái cấu trúc các mô bị tổn thương.
Người bệnh có thể theo dõi bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như vết thương đã liền lại, khô, lên da non,… để cân bằng lại nhu cầu dinh dưỡng. Đối với những vết thương nghiêm trọng như vết mổ, người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và tham khảo chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-can-kieng-trung-thit-bo-khi-bi-thuong-vet-thuon…
Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ và các biến chứng nguy hiểm như…
Theo Khánh Hằng (Dịch từ Healthline) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)