Nhân sâm
Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy.
Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận tác dụng dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.gốm sứ nhật bản
Mục lục
Món ăn bài thuốc từ nhân sâm:
Gà hầm sâm
Nguyên liệu: 1 con gà con, 100g gạo nếp, 50g hạt sen, 2 củ nhân sâm tươi, 4 quả táo tàu, 10g gừng tươi, 10g cam thảo, 20 nhánh tỏi, 20 g hành lá, muối, hạt tiêu xay.
Gà hầm sâm.
Cách làm: Gà đã làm thịt, được sơ chế sạch. Vo sạch gạo nếp đã chuẩn bị và ngâm gạo trong khoảng 1 giờ, sau đó nhồi một ít gạo vào bụng gà và cho thêm táo vào phần bên trong mình gà. Cho nước và các gia vị còn lại như gừng, hạt sen, cam thảo, tỏi… vào nồi để đun sôi khoảng 30 phút. Sau đó đem gà thả vào nồi nước đã đun sôi rồi hầm cho đến khi gà đủ độ chín.
Canh nhân sâm tuyết lê
Nguyên liệu: Nhân sâm 6 g, lê trắng 1 quả, mộc nhĩ trắng 20 g, kỷ tử 12g, hạt sen 12g, đường phèn vừa đủ.
Canh nhân sâm tuyết lê.
Cách làm: Ngâm hạt sen và mộc nhĩ trắng, sau đó đem mộc nhĩ trắng thái miếng. Lê gọt vỏ, thái thành miếng. Nhân sâm thái lát. Tất cả cho vào bát đậy nắp đem chưng cách thủy khoảng 2 giờ, cho thêm đường phèn vừa đủ.
Canh nhân sâm hạt sen
Nguyên liệu: Nhân sâm 6g, hạt sen 12g.
Cách làm: Ngâm hạt sen và nhân sâm cho mềm rồi đem nhân sâm thái lát mỏng. Cho nhân sâm và hạt sen vào bát đậy nắp, hấp cách thủy một giờ. Sau đó, bắc ra cho đường phèn vừa đủ là có thể dùng được.
Rượu nhân sâm tươi
Nguyên liệu: Nhân sâm tươi 1kg, rượu trắng (38-40 độ): 10 lít.
Cách làm: Nhân sâm rửa sạch xếp vào bình, đổ rượu ngập sâm. Sau khoảng 6 tháng là dùng được.
Hải sâm
Theo y học cổ truyền hải sâm có vị mặn, tính ấm đi vào các kinh tâm, tỳ, thận và phế. Có công năng bổ thận ích tinh, thêm tinh tủy, tráng dương, sát khuẩn, dưỡng huyết, nhuận táo, sử dụng trị mọi chứng hư lao như các chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần. Một số nghiên cứu dược lý cho thấy hải sâm chứa một số hợp chất có lợi cho sức khỏe tổng thể như chất chống oxy hóa phenol và flavonoid, được chứng minh là làm giảm viêm trong cơ thể. Hải sâm cũng rất giàu các hợp chất gọi là triterpene glycoside, có đặc tính kháng nấm, chống ung thư và tăng cường miễn dịch.
Món ăn bài thuốc từ hải sâm:
Cháo hải sâm
Nguyên liệu: Hải sâm 30g, gạo nếp 100g.
Cách làm: Cho cả hai thứ ninh nhừ thành cháo nêm gia vị vừa miệng và ăn ngày 1 liều chia vài lần, cần ăn trong 5 – 7 ngày liền.
Hải sâm om nấm
Nguyên liệu: 0,3kg hải sâm, 15g nấm đông cô, 1 củ tỏi, 12 cây cải chíp, 1 bát nước dùng gà, 2 thìa cà phê mì chính, 1 thìa cà phê đường kính, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu, bột đao, 1,5 thìa cà phê đường, dầu hào,
Cách làm: Hải sâm đã làm sạch, cắt miếng vừa ăn.
Nấm đông cô ngâm nước, thái lát mỏng. Đặt chảo cho một ít dầu và tỏi đã bóc vỏ, giã nhỏ vào xào vàng. Sau đó cho nước dùng gà vào.
Cho tiếp nấm đông cô và hải sâm vào om. Bật lửa vừa phải và om khoảng 10 phút, sau đó nêm gia vị: mì chính, đường, hạt tiêu.
Cho cải chíp đã bỏ bớt lá vào. Cuối cùng cho một ít bột đao hòa nước vào để tạo độ sánh là dùng được.
Hải sâm hầm táo đỏ đảng sâm
Nguyên liệu: Táo đỏ 10 quả, đảng sâm 10g, hải sâm 50g, nấm mèo 30g, cà rốt 100g, rượu 10ml, gừng 5g, muối 5g, hành 10g, nước luộc gà 300ml, dầu ăn 50g.
Cách làm: Táo đỏ bỏ hạt, nấm mèo, hải sâm ngâm cho nở, thái miếng, cà rốt thái khúc khoảng 4cm, hành thái khúc, gừng đập giập. Để chảo nóng rồi đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ hải sâm, rượu, muối, đảng sâm, táo đỏ, nấm mèo, cà rốt vào xào đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ hầm cho chín. Ngày ăn một lần, mỗi lần ăn 25g hải sâm.
Hoàng kỳ
Theo y học cổ truyền, hoàng kỳ có tác dụng bổ nguyên khí, tăng cường các chức năng của tạng phủ; bổ tỳ, vị. Có tác dụng giải độc, trị lở loét, giảm đau, hoạt huyết.
Hoàng kỳ còn chữa các bệnh về cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, thiếu máu, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, bệnh thận, bệnh đái tháo đường. Hoàng kỳ phòng ngừa bệnh ung thư bởi chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương.
Món ăn bài thuốc từ hoàng kỳ:
Ngọc bình phong tán
Thành phần: Hoàng kỳ 16g, bạch truật 12g, phòng phong 8g.
Cách dùng: Tán bột mịn trộn lẫn. Ngày uống 8-12g chia làm hai lần.
Tác dụng: Ích khí kiện tỳ, cố biểu chỉ hãn. Trên lâm sàng: Dùng để trị các chứng biểu hư, dễ cảm mạo, đối với người hay bị cảm mạo, dùng bài này có thể nâng cao sức khỏe.
Thập toàn đại bổ thang
Thành phần: Đảng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g đương quy 12g, xuyên khung 12g, thục địa 16g, bạch thược 12g hoàng kỳ 10g, nhục quế 6g.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Bổ khí huyết, ôn thông kinh lạc.
Bổ trung ích khí thang
Thành phần: Hoàng kỳ 16g, chích thảo 4g, thăng ma 6g, đảng sâm 12g, đương qui 12g, sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: chữa cơ thể vốn hư nhược dễ bị cảm mạo, mệt mỏi ra mồ hôi.
Canh gà hoàng kỳ
Nguyên liệu: Gà 1 con, hoàng kỳ 10g, hạt sen 10g, kỷ tử 5g, táo đỏ 10g, dầu lạc 10g, muối 1g, gừng vài lát nhỏ, rượu trắng 10g.
Cách làm: Rửa sạch gà cho vào nồi, cho phần rượu trắng để rửa lại lần nữa. Tiếp theo, gà chặt miếng vừa ăn. Cho gà, hoàng kỳ, hạt sen vào nồi hầm cùng nhau trong khoảng 1 giờ cho mềm. Tiếp đến cho táo đỏ kỷ tử vào đun cùng khoảng 20 phút. Cuối cùng cho gia vị vừa ăn là được.
Cháo hoàng kỳ táo đỏ.
Cháo hoàng kỳ táo đỏ
Nguyên liệu: Hoàng kỳ 10g, táo đỏ 3 quả, lúa mạch 100g.
Cách làm: Hoàng kỳ ninh nhừ trong 2 lần để lấy nước. Táo đỏ, lúa mạch rửa sạch và ngâm với nước. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi nước hoàng kỳ vừa ninh. Đun nhỏ lửa trong khoảng 45 phút. Sau đó, bắc ra cho đường phèn vừa đủ là có thể dùng được.
Mời bạn tham khảo chủ đề sau: