Thái độ của bậc phụ huynh ảnh hưởng đến cách giáo dục bé trong tương lai.
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, tò mò về mọi thứ, nhất là khi được đi siêu thị, trung tâm thương mại, các bé sẽ thích sờ vào mọi món đồ lạ mắt. Mới đây, sự việc xảy ra ở một cửa hàng bách hóa Lane Crawford ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến nhiều bậc phụ huynh tranh cãi về vấn đề dạy dỗ con cái.
Cụ thể, theo lời chia sẻ lại của một nhân viên cửa hàng, vào ngày 2/1 vừa qua có một đứa trẻ trong lúc vui chơi đã không may làm vỡ chú chuột Mickey – vật trang trí tại cửa hàng. Tuy là vật trang trí nhưng chú chuột này lại có giá trị rất lớn rơi vào khoảng 130.000 tệ (tương đương 462 triệu đồng). Ngoài ra, khi trèo lên chú chuột và bị ngã, đứa trẻ còn ngã vào 1 món đồ đắt đỏ khác có giá 50-60 nghìn tệ (tương đương 177-213 triệu đồng) bên cạnh. Tổng thiệt hại cho sự nghịch ngợm của đứa bé ước tính rơi vào khoảng gần 700 triệu đồng.
Điều khiến nhiều người bức xúc chính là thái độ dửng dưng của phụ huynh đứa trẻ khi sự việc xảy ra. Họ chỉ biết dắt đứa trẻ rời khỏi hiện trường vụ việc mà không nói 1 lời. Điều đó dẫn đến người quản lý của cửa hàng đã đăng đàn bóc phốt và truy tìm gia đình đứa trẻ đã gây ra tổn thất. 2 ngày sau đó, 4/1, phụ huynh đứa trẻ và người phụ trách của trung tâm mua sắm mới gặp mặt để thương lượng để giải quyết sự việc.
“Về sau phụ huynh đã bồi thường đủ cho cửa hàng, song họ vẫn không có 1 câu xin lỗi mà chỉ đơn giản là trả tiền rồi đi về” – Quản lý cửa hàng nói.
Hành động này của cha mẹ đứa trẻ đã khiến quản lý và cư dân mạng vô cùng bất bình bởi người này dường như đã không nhận ra được cái sai của bản thân khi nuôi dạy con và cái sai của đứa trẻ khi làm vỡ đồ của người khác. Họ hành động như kiểu đền bù cho xong chuyện. Nhiều người nhận định, cách giải quyết này của cha mẹ càng khiến đứa trẻ sai lại càng thêm sai trong tương lai, không biết nhận lỗi và dùng tiền để giải quyết mọi việc.
Tuy nhiên số khác cũng cho rằng với vật phẩm có giá trị lớn như thế này, phía cửa hàng ngay từ ban đầu nên có hệ thống giám sát, thậm chí là bảo vệ ở ngay cạnh đấy để nhắc nhở. Trẻ con vốn đã hiếu động, nghịch ngợm nên không thể tránh khỏi việc bé táy máy trong khu mua sắm. Ngoài ra tai nạn cũng có thể khiến đứa trẻ bị thương.
Về câu chuyện này, 1 vị luật sư ở Hồ Bắc cho rằng trẻ vị thành niên gây tai thiệt hài về tài sản thì người giám hộ có trách nhiệm chi trả giá trị tương ứng. Tuy nhiên nếu người bán hàng không có biện pháp bảo vệ thì cũng có trách nhiệm nhất định. Ngoài ra, vấn đề giáo dục trẻ nhỏ khi phạm lỗi nơi công cộng cũng cần được cha mẹ nghiêm túc quan tâm.
Thực tế, khi các bé phạm lỗi ở những nơi đông người, cha mẹ nghĩ rằng trẻ nhỏ chưa có lòng tự trọng, kỳ thực các bé còn nhạy cảm hơn người lớn. Mắng mỏ hay roi vọt trước mặt nhiều người có thể làm tổn thương lý tâm lý trẻ.
Ngược lại, khi các con phạm lỗi, cha mẹ nên bình tĩnh và giúp con giải quyết tình huống bằng cách thử hỏi con 8 câu hỏi sau:
1. Đã xảy ra chuyện gì vậy con?
Câu hỏi này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng kỳ thực lại vô cùng quan trọng.
Cha mẹ nên bình tĩnh và lắng nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật, để tránh hiểu lầm trách oan con trẻ. Hơn nữa, hãy để con có cơ hội được nói, thậm chí nếu thực sự lỗi là do trẻ, thì ít nhất trẻ cũng có cơ hội tự bảo vệ bản thân hoặc sẵn sàng thừa nhận điểm sai sau khi mọi chuyện đã rõ ràng.
2. Con cảm thấy như thế nào?
Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, đừng vội vàng giáo dục con cái.
Nghiên cứu khoa học cho thấy một khi con người có cảm xúc mãnh liệt hoặc đang bị kích thích, thì bên ngoài dẫu ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não. Điều đó cũng có nghĩa là, khi trẻ vẫn còn mang trong mình một cảm xúc kích động, thì cha mẹ dù nói gì, trẻ cũng không lắng nghe.
Vì vậy, nếu muốn con cái có thể nghe theo ý kiến của mình, cha mẹ cũng cần đồng cảm với cảm xúc của con và an ủi để con vượt qua được những cảm xúc tiêu cực.
3. Con cảm thấy có những cách xử lý nào?
Cha mẹ nên lắng nghe những suy nghĩ ngây thơ non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm.
Cha mẹ hãy ở bên cạnh cùng con nghĩ ra ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho con, cùng con định hướng ra các giải pháp.
4. Nếu lần sau lại gặp tình huống tương tự, con sẽ làm thế nào?
Sau khi đợi mọi chuyện qua đi, cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội tự đánh giá bản thân mình. Điều này phản ánh sự phán đoán và cách giải quyết của trẻ đã có hiệu quả hay để lại hệ quả như thế nào.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng con mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề. Thực tế thì, ngay cả khi còn nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách vận dụng các chiến lược và giải pháp cho mọi vấn đề theo cách của các con.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/con-lam-vo-do-trong-sieu-thi-me-den-700-trieu-nhun…
Trên MXH Trung Quốc đang lan truyền những hình ảnh một người phụ nữ dắt con gái nhỏ khoảng 4, 5 tuổi đi siêu thị. Điều đáng nói, bé gái đó hoàn toàn…
Theo Chi Chi (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)