Cách cho bé ăn dặm từ lúc mới bắt đầu tháng thứ 6 bố mẹ cần chú ý đến số lượng bữa ăn/ngày và các món ăn dặm phù hợp với bé, giúp bé ăn dặm đúng cách.
Ăn dặm là hình thức bổ sung thêm thực phẩm bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau củ, protein từ thịt cá, trứng, hoa quả… ngoài sữa mẹ. Ăn dặm không thể thay thế sữa mẹ hoàn toàn.
Mục lục
Trẻ mấy tháng bắt đầu ăn dặm
Trẻ 6 tháng là thời điểm bắt đầu ăn dặm. Trước 6 tháng bé bú mẹ hoàn toàn. Bé ăn dặm ở tháng thứ 6 có thể ăn cháo, bột với thành phần bao gồm tinh bột, rau, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, củ quả…
Khi trẻ được 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm và chỉ ăn 1 bữa/ ngày. Không thay thế sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, bé từ 6 – 12 tháng, sữa mẹ cung cấp 1 nửa nhu cầu dinh dưỡng. Trẻ từ 12 – 24 tháng, sữa mẹ cung cấp ít nhất ⅓ nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, cách cho trẻ ăn dặm đúng là vừa ăn thực đơn ăn dặm, vừa cho trẻ bú sữa mẹ.
Bé 6 tháng trở đi bắt đầu ăn dặm (Ảnh minh họa)
Cho bé ăn dặm mẹ cần chú ý tuân thủ theo nguyên tắc sau:
1. Cho bé ăn từ ít đến nhiều
Mẹ tập cho bé ăn từng chút một từ 1 – 3 bữa đầu có thể cho con ăn 5 – 10ml thức ăn lỏng. Tăng dần lượng ăn theo từng bữa. Bé mới ăn dặm ăn 1 bữa/ ngày, khi con đã quen có thể ăn 2 bữa/ ngày và ăn thêm bữa phụ là hoa quả, sữa chua, váng sữa…
2. Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Bé mới ăn dặm thì cho ăn bột loãng 2 – 3 bữa, sau đó nâng dần độ đặc lên từ bột đến cháo sau đó đến cơm nát… Các món ăn kèm như rau củ thì cần làm chín mềm.
3. Thực phẩm ăn dặm tăng theo thời gian
Bé từ 6 – 8 tháng có thể ăn cháo và các loại rau củ quả. Từ 9 – 11 tháng thì cần ăn đủ nhóm thực phẩm là tinh bột, thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau củ và dầu ăn, các loại trái cây. Đồ ăn dặm của bé phải đảm bảo sạch sẽ và chín kỹ.
4. Thời gian cho bé ăn
Bé ăn sau khi thức dậy 2 giờ. Bé ăn vào 1 khung giờ nhất định. Mẹ có thể tham khảo khung giờ sau:
– Bé ăn dặm 1 bữa/ ngày: Cho bé ăn vào 8 – 9h sáng.
– Bé ăn dặm 2 bữa/ ngày: Cho bé ăn vào khung giờ 8 – 9h sáng và 17 – 18h tối
– Bé ăn dặm 3 bữa/ ngày: Cho bé ăn vào khung giờ 8 – 9h sáng, 13 – 14h chiều và 17 – 18h tối.
Mẹ nên cho bé ăn dặm vào cùng 1 khung giờ trong cả quá trình ăn của con. Cho bé ăn dặm bữa cuối cùng trước 19h tối.
Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Vào mỗi giai đoạn tháng tuổi khác nhau bé sẽ ăn dặm khác nhau, mẹ nên biết để thay đổi theo từng tháng tuổi của con.
1. Cách cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm lần đầu tiên
Đây là giai đoạn tập ăn dặm của con. Mẹ có thể cho con ăn dặm theo cách sau:
– Loại thức ăn: Rau củ xay hoặc trái cây xay nhuyễn hoặc các loại thịt xay nhuyễn. Bé vẫn bú mẹ hoặc sữa công thức là chính.
Thức ăn cho bé 6 tháng ăn dặm (Ảnh minh họa)
– Lượng thức ăn:
Trộn 1 thìa ngũ cốc với 4 – 5 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức và cho bé tập ăn dặm. Cho bé ăn trong 3 bữa đầu.
Sau đó, mẹ xay trái cây hoặc rau củ hoặc thịt thật nhuyễn và cho bé ăn. Bé 6 tháng ăn 1 bữa/ ngày.
– Tỷ lệ nấu cháo, nấu bột cho bé 6 tháng là 1:12 hoặc 1:10 (1 gạo, 12 hoặc 10 nước).
2. Cách cho bé 7 – 8 tháng ăn dặm
Từ 7 tháng trở đi bé bước vào giai đoạn ăn dặm chính thức.
– Loại thức ăn:
+ Trái cây xay nhuyễn (chuối, lê, táo, bơ, đào…)
+ Nước ép trái cây
+ Rau củ xay nhuyễn (cà rốt, khoai lang, bí đỏ…)
+ Thịt xay nhuyễn (thịt lợn, thịt gà, thịt bò…)
+ Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu lăng, đậu hà lan…)
+ Ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch…)
– Lượng ăn: Trái cây xay ăn 2 – 3 thìa, tăng dần lên 4 thìa/ lần ăn. Rau củ tăng từ 2 – 3 thìa lên 4 thìa/ lần ăn. 3 thìa ngũ cốc/ 1 lần ăn. Bé có thể ăn 2 bữa/ ngày. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn chiếm 50% dinh dưỡng.
– Lưu ý: Giai đoạn này mẹ có thể tập cho con ăn dặm kiểu nhật hoặc ăn dặm tự chỉ huy. Mẹ luộc hoặc hấp chín thức ăn sau đó cho bé tự tập cầm ăn.
– Tỷ lệ nấu cháo hoặc bột cho bé giai đoạn này 1:8 (1 gạo, 8 nước)
3. Cách cho trẻ 9 – 10 tháng ăn dặm
Giai đoạn này bé đã có thể tự cầm, bốc ăn được, bé có thể nhai được. Đây là thời điểm thức ăn cho bé rất đa dạng.
– Loại thức ăn:
+ Rau củ nghiền (cà rốt, bí đỏ, khoai tây… nấu chín)
+ Trái cây nghiền (táo, lê, đào, bơ, chuối…)
+ Thực phẩm giàu chất đạm là thịt lợn, thịt gia cầm, cá, đậu phụ, đậu lăng…
+ Ngũ cốc các loại
+ Phô mai, sữa chua không đường.
– Lượng thức ăn:
+ 1/4 – 1/3 cốc sữa
+ 1/4 – 1/2 cốc ngũ cốc tăng cường chất sắt
+ 3/4 – 1 cốc trái cây
+ 3/4 – 1 chén rau
+ 3 – 4 muỗng canh thức ăn giàu protein
– Lưu ý: Bé bắt đầu ăn được 3 bữa ăn dặm/ ngày. Mẹ có thể làm chín rau củ quả, thịt và cắt nhỏ cho bé bốc ăn theo cách ăn dặm kiểu Nhật hoặc mẹ cũng có thể nấu thành cháo cho bé ăn dặm truyền thống.
– Tỷ lệ nấu cháo giai đoạn này là 1: 7
Bé có thể ăn các loại cháo giai đoạn này (Ảnh minh họa)
4. Cách cho trẻ từ 10 – 12 tháng ăn dặm
Giai đoạn này bé ăn dặm giống giai đoạn trước, bé cũng cầm nắm, nhai tốt hơn. Mẹ có thể nấu chín thức ăn cho bé tự bốc ăn. Hoặc mẹ có thể nấu cháo để bé ăn dặm truyền thống.
– Loại thức ăn: Ngũ cốc, trái cây, rau củ nghiền. Bé có thể ăn thêm mì ống, thịt hầm, phô mai, sữa chua. Bé có thể ăn 3 bữa/ ngày và kèm theo 2 – 3 bữa phụ.
– Lượng thức ăn:
+ 1/3 cốc sữa
+ 1/4 -1/2 cốc ngũ cốc tăng cường chất sắt
+ 3/4 – 1 cốc trái cây
+ 3/4 – 1 chén rau
+ 1/8 – 1/4 cốc thực phẩm kết hợp
+ 3 – 4 muỗng canh thức ăn giàu protein
– Tỷ lệ nấu cháo giai đoạn này là 1:7.
Mẹ có thể cho trẻ cầm nắm thức ăn và ăn (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm đúng cách
– Trẻ dưới 1 tuổi không cho ăn gia vị như muối, đường, bột nêm, ớt, nước mắm, mật ong. Có thể cho bé ăn thêm dầu ăn, hành tỏi… từ sau tháng thứ 10 trở đi.
– Đa dạng thực phẩm ăn dặm của bé, tạo các bữa ăn nhiều màu sắc để kích thích sự ham thích ăn của trẻ.
– Kiên nhẫn cho trẻ ăn, thời gian ăn 1 bữa chỉ kéo dài tối đa 1 giờ đồng hồ. Không ép trẻ ăn.
– Bé có thể ăn từ bột đến cháo rồi đến cơm nát. Từ tháng thứ 7 mẹ có thể tập cho con ăn dặm kiểu Nhật bằng cách cầm nắm đồ ăn, tự cắn ăn. Thực ăn nên giữ nguyên bản hương vị bằng cách luộc hoặc hấp.
– Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn dặm. Ăn dặm quá sớm sẽ làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa của con, bé dễ bị suy dinh dưỡng.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/huong-dan-cach-cho-be-an-dam-tu-6-12-thang-tuoi-d3…
Trẻ 6 tháng bắt đầu ăn dặm và có thể ăn dặm 1 bữa/ ngày, sang tháng thứ 7 trở đi có thể ăn 2 – 3 bữa/ ngày với lượng ăn tăng dần.
Theo Minh Khuê (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)