Loại thực phẩm này được ví như “quả trường sinh”, đặc biệt có lợi cho tim mạch mà lại rất rẻ, có đầy ở Việt Nam mà nhiều người ít biết đến tác dụng của nó.
Lạc là loại thực phẩm rất quen thuộc với người Việt. Những hạt lạc giàu chất dinh dưỡng còn được dân gian gọi là “quả trường sinh” hay “quả vàng”.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy lạc rất có lợi cho việc duy trì sức khỏe.
Lạc – “quả trường sinh” trong y học cổ truyền Trung Quốc
Bác sĩ Chen Tongyun – trưởng Khoa Da liễu, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh năm 60 tuổi đã tham gia đại hội thể thao. Năm 100 tuổi, bà vẫn có thể đi bộ 2.000 bước mỗi ngày.
Bác sĩ Chen Tongyun từng chia sẻ phương pháp giữ gìn sức khỏe của mình trên kênh truyền hình Bắc Kinh, trong đó bà có nhắc tới lạc được ví như “quả trường sinh” trong y học cổ truyền. Mỗi ngày bác sĩ Chen Tongyun đều ăn 6-7 hạt lạc để giữ sức khỏe.
Bác sĩ Chen Tongyun hàng ngày đều ăn 6-7 hạt lạc để giữ sức khỏe.
Y học Trung Quốc cho rằng lạc có tác dụng bồi bổ và dưỡng sinh, có thể làm mạnh lá lách và dạ dày. Cuốn sách y học nổi tiếng “Bản thảo cương mục” cũng đề cập rằng lạc có chức năng cải thiện lá lách và dạ dày, làm ẩm phổi và giải đờm.
Lạc không chỉ dễ ăn, rẻ mà còn giàu chất dinh dưỡng, chứa chất đạm, chất xơ, giàu vitamin A, B1, B2, canxi, phốt pho, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu: Ăn 4-5 hạt lạc mỗi ngày có thể bảo vệ tim mạch
Tạp chí Stroke của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) đã đăng tải một báo cáo về tác dụng của lạc trong việc ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do Đại học Osaka (Nhật Bản) thực hiện. Theo đó, những người ăn 4-5 hạt lạc mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ do đông máu thấp hơn 20% so với những người không ăn. Không những vậy, chỉ cần vài hạt lạc mỗi ngày cũng giảm tỉ lệ mắc các vấn đề về tim mạch 13%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, axit béo không bão hòa đa, khoáng chất, chất xơ và các thành phần khác cần thiết cho cơ thể con người. Các hợp chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ như huyết áp và tỉ lệ cholesterol cao.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ phân tích mối tương quan giữa lạc và bệnh tim mạch trên quan điểm dịch tễ học, thiếu bằng chứng trực tiếp. Người xưa có câu “Thuốc và thực phẩm có cùng nguồn gốc”, nếu chỉ chuyên dùng một loại thực phẩm có thể biến nó thành có hại.
Hơn nữa, thực phẩm cũng không phải là thuốc và không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh nên đừng lạm dụng lạc thay thuốc.
Ăn 4,5 hạt lạc mỗi ngày tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa
Ngoài tác dụng có lợi cho tim mạch, ăn lạc phù hợp còn có thể thu được một số lợi ích khác như:
– Giảm cân: Thực phẩm có nhiều protein có thể giúp bạn cảm thấy no với ít calo hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn một lượng lạc vừa phải sẽ không tăng cân.
– Sống lâu hơn: Ăn lạc cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn. Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy những người thường xuyên ăn bất kỳ loại hạt nào (kể cả lạc) ít có nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào hơn những người hiếm khi ăn các loại hạt.
– Phòng ngừa sỏi mật: Hai nghiên cứu quan sát cho thấy rằng ăn lạc thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam giới và phụ nữ. Vì hầu hết sỏi mật chủ yếu bao gồm cholesterol, tác dụng làm giảm cholesterol của lạc có thể là nguyên nhân.
Những người nên hạn chế ăn lạc
Mặc dù lạc rất giàu chất dinh dưỡng, tiến sĩ Qi Cuihua, giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng Sơn Đông và phó giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Tế Nam, nhắc nhở mọi người rằng không phải ai cũng có thể ăn lạc thoải mái, những nhóm người sau nên ăn càng ít càng tốt.
1. Người mắc bệnh đường tiêu hóa
Lạc rất giàu chất đạm, khó tiêu hóa và hấp thụ, dễ gây gánh nặng cho dạ dày của những bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa, có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân.
2. Người bị suy giảm chức năng gan, túi mật
Hàm lượng protein và chất béo trong lạc tương đối cao, có thể thúc đẩy một lượng lớn mật tiết ra để tiêu hóa và hấp thu. Điều này sẽ kích thích túi mật, tăng gánh nặng cho bệnh nhân mắc các bệnh về gan, túi mật.
3. Những người da tiết quá nhiều dầu và thừa cân
Lạc là thực phẩm giàu chất béo, ăn quá nhiều có thể khiến da tiết nhiều dầu hơn. Ngoài ra, lạc có nhiều dầu và calo, bệnh nhân béo phì và những người da tiết nhiều dầu nên ăn ít lạc và thức ăn có lạc.
4. Người bị huyết khối
Lạc có thể làm tăng khả năng đông máu và rút ngắn thời gian đông máu, đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông. Vì vậy những người bị đông máu nên tránh xa lạc.
5. Người dị ứng với lạc
Ngoài ra, những người bị dị ứng với lạc không ăn được lạc, đối với họ, lạc ngọt bùi như “thuốc độc”, sau khi ăn sẽ dễ sinh phản ứng dị ứng, nguy hiểm có thể gây cản trở hô hấp, thậm chí gây tử vong.
Cách tốt nhất để ăn lạc, một số mẹo hay giúp ăn lạc bổ hơn
Lạc rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể, vậy làm thế nào để phát huy hết tác dụng của loại thực phẩm này.
1. Lạc có màu sẫm tốt hơn
Màu sắc của lạc quyết định phần lớn mức độ dinh dưỡng của chúng, và lạc có màu sẫm hơn thì hàm lượng polyphenol cao hơn.
2. Vứt bỏ lạc bị mốc
Lạc bị mốc có chứa một loại độc tố aflatoxin gây ung thư, có thể giết chết người khi ăn vào 20 mg mỗi lần, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.
3. Ăn lạc luộc, nguyên hạt
Lạc luộc nguyên hạt là món ăn tương đối lành mạnh, có lợi cho việc cơ thể con người tiếp nhận và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong lạc.
4. Kiểm soát lượng thức ăn bạn ăn
Lạc có chứa chất béo và protein, nếu ăn quá nhiều không chỉ tăng cân mà còn gây viêm mãn tính, không tốt cho sức khỏe. Do đó, nên ăn lạc một cách vừa phải.
Mặc dù lạc vừa rẻ, vừa ngon, lại có lợi cho sức khỏe nhưng vẫn cần phải kiểm soát lượng ăn vào một cách hợp lý. Ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không tốt.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/qua-truong-sinh-viet-nam-co-day-nhung-it-ai-biet-c…
Hầu hết mọi người đều có quan niệm rằng rau bổ dưỡng hơn khi ăn tươi sống, và chúng sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng sau khi nấu chín. Nhưng trên thực tế,…
Theo Minh Minh (Dịch từ Aulowang) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)