Mặc dù trình độ y tế hiện đại không ngừng được nâng cao nhưng một khi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo như ung thư thì vẫn rất khó chữa, thậm chí thời gian sống sót vô cùng ngắn.
Tuổi tác càng cao, khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể con người cũng suy giảm, nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên. Trên thực tế, hầu hết các bệnh ung thư đều xuất phát từ những bệnh được mọi người cho rằng nhỏ nhặt gây ra. Một số bệnh nhỏ nếu không được chú ý, điều trị kịp thời, đến một thời điểm nhất định sẽ phát triển thành các khối u ác tính.
Bốn căn bệnh sau đây khuyên bạn nên điều trị sớm, nếu không rất dễ tiến triển thành ung thư.
1. Viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh gan mãn tính có thể lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể, lây nhiễm từ mẹ sang con và quan hệ tình dục. Người bệnh thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm.
Khi virus viêm gan B có cơ hội xâm nhập vào tế bào gan, lúc này hệ thống miễn dịch của chính cơ thể được kích hoạt, các tế bào gan còn nguyên vẹn ban đầu sẽ bị nhiễm bệnh dẫn đến xuất hiện viêm gan B cấp tính, từ đó hình thành nên xơ gan, khả năng sau đó là ung thư gan.
Hiện có khoảng 70% bệnh nhân xơ gan và ung thư gan trên thế giới là do viêm gan B gây ra. Những dữ liệu này đủ cho thấy có mối liên quan giữa viêm gan B và ung thư gan. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết mọi người đều không chú ý đến bệnh viêm gan B sau khi được chẩn đoán, không tái khám, không điều trị, sau thời gian dài mới phát hiện bị ung thư gan.
2. Bệnh tiểu đường
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hormone insulin hoặc hàm lượng insulin đủ nhưng không hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng quá mức cho phép. Đến một mức nào đó khi vượt ngưỡng hấp thụ của thận thì lượng đường bên trong máu sẽ tự đào thải thông qua nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng chủ yếu là người cao tuổi, người béo phì, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, cần phải điều trị ngắt quãng suốt đời.
Các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển ung thư rất cao. Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ, người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị mắc ung thư thận, tụy và đại trực tràng. Ngoài ra, đặc biệt ở phụ nữ, tiểu đường có liên quan tới tăng nguy cơ tử vong sớm do ung thư gan, tuyến tụy, vú, nội mạc tử cung và đại tràng.
Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường phải được điều trị tích cực, kiểm soát lipid máu, đường huyết, duy trì cân nặng hợp lý.
Bởi một khi kiểm soát đường huyết không tốt sẽ dễ gây ra hàng loạt biến chứng cấp và mãn tính như nhiễm toan ceton, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, bệnh thận do đái tháo đường… dẫn đến những trở ngại rõ rệt trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng nguy cơ xuất hiện các khối u ác tính.
3. Viêm dạ dày mãn tính
Bệnh viêm dạ dày mãn tính là một bệnh ở hệ tiêu hóa. Bệnh thường gặp nhất ở người lớn tuổi, những người có chế độ ăn uống không tốt.
Trước đây nhiều người cho rằng, viêm dạ dày mãn tính không cần phải điều trị đặc biệt, nhưng theo số liệu thống kê, trong số các trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày có 50-90% do mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính.
Người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính có thể không có cảm giác gì, hoặc chỉ có triệu chứng vùng bụng trên đau nhói hoặc tiêu hóa không tốt. Tuy nhiên có rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ viêm dạ dày nhẹ có thể chuyển dần sang viêm dạ dày mãn tính, cuối cùng chuyển thành ung thư dạ dày. Vì vậy, gia đình có người mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính nên cảnh giác chú ý tự điều dưỡng, không nên vì triệu chứng bệnh nhẹ mà coi thường không để ý, nếu không bệnh sẽ nặng lên và rất nguy hiểm.
Một số nghiên cứu cho thấy, người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính thiếu axit dạ dày hoặc axit dạ dày giảm trong một thời gian dài, vi khuẩn dễ sản sinh trong dạ dày, làm cho các chất gây ung thư có cơ hội hình thành. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh ung thư của những người này cao hơn người bình thường 4-5 lần.
4. Tăng sản tuyến vú
Bệnh tăng sản tuyến vú thường gặp nhất là phụ nữ trung niên, thanh thiếu niên và phụ nữ sau mãn kinh. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn liên quan đến cơ thể mệt mỏi, sinh hoạt thất thường, tinh thần căng thẳng, stress quá mức. Triệu chứng chủ yếu là nổi cục ở vú, đau vú, kèm theo tiết dịch ở đầu vú, dễ tiến triển thành ung thư và tăng nguy cơ ung thư vú.
Vì vậy, các chị em phụ nữ khi mắc phải căn bệnh này nên đến bệnh viện để tái khám định kỳ, tuân thủ chế độ ăn uống, vận động hợp lý, kiểm soát chặt chẽ cân nặng trong mức tiêu chuẩn, bỏ hút thuốc và uống rượu, luôn suy nghĩ lạc quan, tránh mọi cảm xúc tiêu cực bị kìm nén.
Tóm lại, khi phát hiện ra bệnh dù nặng hay không cũng phải tích cực phối hợp với bác sĩ để điều trị, đề phòng khả năng mắc phải ung thư.
Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các loại thực phẩm có tác dụng phòng, chống ung thư trong cuộc sống, các loại rau như măng tây, bông cải xanh, bắp cải, các loại nấm như nấm rơm, nấm trắng, nấm mèo, các loại trái cây có múi, thủy hải sản.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/4-loai-benh-tuong-nho-nhieu-nguoi-chu-quan-khong-d…
Uống trà rất có lợi cho sức khỏe nhưng không có nghĩa bạn có thể uống bất cứ loại trà nào. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 5 loại trà có thể gây…
Theo Hà Vũ. Dịch từ Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)