Mục lục
Nhiều bố mẹ lo lắng quá mức về hậu COVID-19 ở trẻ và chưa hiểu đúng về tình trạng này nên dù con không có biểu hiện bệnh lý gì cũng đưa đi khám.
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Cập nhật lúc 00:00 20/02/2022
Số mũi đã tiêm toàn quốc
Bài viết dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Đào Trường Giang, chuyên khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội giúp các phụ huynh hiểu hơn về tình trạng hậu COVID-19 ở trẻ em, cách nhận biết khi nào nên đưa con đi khám.
Cho tới nay, thế giới đã có rất nhiều trẻ mắc COVID-19. Ở Việt Nam, chưa có con số thống kê chính xác nhưng gần đây, ngày càng nhiều trẻ mắc bệnh. Đặc biệt một tuần nay, số lượng trẻ mắc COVID cần bác sĩ hỗ trợ ngày càng tăng nhanh.
May mắn là cho tới lúc này, trẻ em thường bị bệnh nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn. Nhiều trẻ không có triệu chứng hoặc nếu có thì cũng chỉ cần dùng một số loại thuốc thông thường như hạ sốt, thuốc ho, thậm chí không cần dùng thuốc cũng có thể an toàn vượt qua đợt bệnh.
Tuy nhiên, gần đây có một vấn đề khiến nhiều người lo ngại đó là trẻ em có thể mắc tình trạng hậu COVID-19. Thực tế, có rất nhiều người hiểu lầm về tình trạng này và có thái độ lo lắng quá mức. Thậm chí có người còn đưa con tới các cơ sở y tế với mong muốn khám hậu COVID-19 dù em bé không hề có biểu hiện bệnh lý gì.
Vậy tình trạng hậu COVID-19 là gì, biểu hiện ở trẻ em ra sao, phòng tránh thế nào, khi nào cần đi khám?… Mời mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Bác sĩ nhi khoa Đào Trường Giang, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội.
Tình trạng hậu COVID-19 là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hậu COVID-19 là tình trạng bao gồm một loạt các triệu chứng (cả về thể chất và tinh thần) xảy ra trong hoặc sau khi nhiễm COVID-19 (thường trong vòng 3 tháng), tồn tại kéo dài ít nhất 2 tháng và không giải thích được bằng các chẩn đoán thay thế.
Hiện cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau chỉ tình trạng này như “COVID-19 kéo dài”, “Di chứng sau giai đoạn COVID-19 cấp tính”, “COVID-19 mạn tính”… nhưng có vẻ thuật ngữ “Hậu COVID-19” là phổ biến nhất.
Tình trạng hậu COVID-19 có thể xảy ra ở những trẻ nào?
Theo WHO thì hậu COVID-19 có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những trẻ trước đó mắc COVID-19 mà không có triệu chứng.
Khi nào thì tình trạng hậu COVID-19 bắt đầu xảy ra?
Các triệu chứng của tình trạng này có thể xảy ra ngay từ ngày đầu tiên khi bắt đầu mắc COVID-19 rồi tồn tại kéo dài hoặc ở xuất hiện ở giai đoạn sau này.
Các biểu hiện của tình trạng COVID-19 là gì?
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thì tình trạng hậu COVID-19 ở trẻ em có thể bao gồm các vấn đề sau:
Vấn đề về hô hấp
COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nhất nên các triệu chứng hô hấp kéo dài khá phổ biến, bao gồm: ho, đau ngực, khó thở. Các triệu chứng này có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn.
Khi thấy trẻ có các triệu chứng hậu COVID-19 mới cần đưa con đi khám. Ảnh minh họa
Vấn đề về tim mạch
Các triệu chứng của viêm cơ tim có thể xảy ra, bao gồm: đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi.
Mùi và vị
Khoảng 1/4 trẻ em từ 10 đến 19 tuổi bị thay đổi mùi, vị giác khiến ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và đặc biệt khiến trẻ có thể không nhận ra một số mùi nguy hiểm (khói, khét khi cháy, chập điện…).
Các vấn đề về thần kinh
Giai đoạn COVID-19 cấp tính có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và trong một số trường hợp hiếm có thể dẫn đến đột quỵ hoặc viêm não. Trẻ em từng bị COVID-19 có thể có những thay đổi nhỏ về chú ý, ngôn ngữ, vận động và tâm trạng.
Mệt mỏi về tinh thần
Đãng trí hơn, giảm khả năng chú ý, học tập khó khăn hơn, đọc chậm hơn, đọc ngắt quãng, đọc lặp lại nhiều lần, khả năng viết chậm hơn… có thể xảy ra. Nếu trẻ căng thẳng, ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
Mệt mỏi về thể chất
Trẻ có thể dễ mệt mỏi hơn và sức chịu đựng khi hoạt động kém hơn, ngay cả khi không có các tổn thương về tim mạch hoặc hô hấp do vi rút gây ra.
Đau đầu
Đau đầu là một triệu chứng phổ biế
n trong và sau khi mắc COVID-19 . Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và hạn chế căng thẳng có thể giúp trẻ giảm bớt.Sức khỏe tâm thần và hành vi
COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ đang mắc các rối loạn, bệnh tâm thần/hành vi, việc phải nhập viện, cách ly, nghỉ học… có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
Hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em (MIS-C)
Đây là một biến chứng hiếm gặp như
ng rất nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong, thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa… có thể bị tổn thương. Các biểu hiện bao gồm sốt dài hơn 3 ngày kèm theo: tổn thương da niêm mạc (nổi ban, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như quả dâu tây, phù nề bàn tay, bàn chân); rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn); suy tim (mệt, xanh tái, môi nhợt, tay chân lạnh)…Các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Đi tiểu thường xuyên, trẻ hay khát nước, nhanh đói, giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đã được báo cáo ở một số trẻ em mắc COVID-19.
Tình trạng hậu COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu?
Rất khó để dự đoán tình trạng hậu COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu. Những dữ liệu hiện tại chưa có đầy đủ để đánh giá nên phải theo dõi thêm.
Khi nào cần cho trẻ đi khám hậu COVID-19?
Theo WHO thì thời gian theo dõi trước khi chẩn đoán mắc tình trạng hậu COVID-19 thường là ba tháng sau khi trẻ mắc các triệu chứng đầu tiên.
Tuy vậy, nếu các triệu chứng ảnh hưởng nhiều tới trẻ hoặc những trẻ có bệnh lý nền hoặc trước đó mắc COVID-19 mức độ trung bình trở lên thì có thể đi khám sớm hơn. Lúc này trẻ sẽ được đánh giá mức độ nặng, tìm nguyên nhân của các triệu chứng hiện tại, mức độ hồi phục của COVID-19, phát hiện các biến chứng, điều chỉnh việc điều trị bệnh lý nền nếu cần… để có hướng khắc phục sớm.
Tình trạng hậu COVID-19 được điều trị thế nào?
Với mỗi tình trạng cụ thể sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Việc chăm sóc, theo dõi toàn diện bao gồm cả phục hồi chức năng có thể giúp ích cho trẻ.
Có thể làm gì để giúp trẻ phòng tránh Hậu COVID-19?
Cách duy nhất để không bị hậu Covid là không để trẻ bị mắc COVID-19
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hậu COVID-19 ở trẻ, hy vọng các phụ huynh bớt hoang mang trước những thông tin trái chiều và thất thiệt về tình trạng này. Khi trẻ mắc COVID-19, bố mẹ đừng quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan và vẫn phải theo dõi trẻ cẩn thận. Hiện tại, hậu COVID-19 vẫn còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phương pháp điều trị tình trạng này trong thời gian tới. Và điều quan trọng nhất cần nhớ là, sau khi mắc COVID-19, chỉ những trẻ có triệu chứng và những triệu chứng này kéo dài trên 2 tháng hoặc ngắn hơn nhưng ảnh hưởng tới trẻ thì mới cần lo hậu COVID-19 và đưa trẻ đi khám.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-nao-phong-tranh-hau-covid-19-cho-tre-8-dieu-b…
Gần 2 tháng trước, bé B.H, 2 tuổi ở Thanh Hóa nhiễm COVID-19 và chỉ húng hắng ho, 4 ngày sau đã tự khỏi. Hai tháng sau, bé bỗng sốt cao trên 9 độ, kèm…
Theo BS Đào Trường Giang (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)