Phẫu thuật thẩm mỹ là cụm từ quen mặt với nhiều chị em ngày nay. Các biện pháp can thiệp gây tê như nâng mũi, cắt mí mắt, độn cằm được phái nữ thực hiện với tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, các case liên quan đến xương và xương hàm cần phải gây mê lại khiến nhiều người có chút rụt rè. Bởi tâm lý nhiều người e sợ sưng nề và đau đớn hậu phẫu.
Dẫu vậy, câu hỏi phẫu thuật vùng mặt xong có đau không lại một lần nữa được đặt dấu chấm hỏi khi nhiều người đang truyền tay nhau hình ảnh cô nàng vừa làm combo hạ gò má, gọt hàm, trượt cằm đã ngồi dậy chạy deadline.
Với sự giúp sức của công nghệ tối tân như hiện nay, liệu gọt hàm, trượt cằm hay hạ gò má có còn “đao to búa lớn”? Ngày hôm nay, chuyên mục Làm đẹp cùng chuyên gia sẽ cùng gặp gỡ Ths.Bs Nguyễn Duy Huân để giải đáp các thắc mắc về phẫu thuật xương hàm.
1. So với các biện pháp như nâng mũi, cắt mắt thì các biện pháp can thiệp xương hiện nay không có nhiều bác sĩ làm. Có phải vì đây là biện pháp yêu cầu kĩ thuật cao? Với công nghệ cắt xương siêu âm như hiện tại, có khi nào có sai số xảy ra không ạ?
Dù là phẫu thuật xương hàm có từ lâu đời nhưng đặc thù phẫu thuật đường viền mặt chỉ làm chủ yếu người Á Đông nên chuyên ngành này mới phát triển 20 năm trở lại đây. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã có từ lâu, còn đối với Việt Nam thì vẫn mới. Do đó, các trang thiết bị chuyên biệt cho những phẫu thuật này chưa thực sự phổ biến ở nước ta, đa số là phải nhập khẩu.
2. Trung bình phẫu thuật combo gọt hàm, trượt cằm, hạ gò má thông thường diễn ra trong vòng bao lâu? Bộ phận nào sẽ được tiến hành trước?
3. Nhiều lời đồn cho rằng, sau phẫu thuật, hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ rất đau. Nếu được mô tả cơn đau này với nâng ngực hay hút mỡ liệu có bằng?
Hơn nữa với máy gây mê, giảm đau trong mổ và hạ huyết áp tốt nên giảm mất máu, sau mổ phục hồi nhanh. Bệnh nhân chỉ phải nằm viện theo dõi 24 giờ sau mổ mà thôi. Các khách hàng sau phẫu thuật có phản hồi rằng, hậu phẫu xương hàm nhàn hơn nâng ngực và hút mỡ bụng về mặt vận động. Khó khăn duy nhất chỉ là khâu ăn uống trong 7 ngày đầu. Đó là lí do, nhiều bệnh nhân là dân văn phòng vẫn có thể chạy deadline, làm việc với máy tính như bình thường.
4. Khoảng bao lâu thì bệnh nhân có thể hoạt động và sinh hoạt căn bản? Có mốc thời gian cụ thể bệnh nhân có thể hết sưng và bao lâu thì lành hẳn?
5. Cuối cùng, bác sĩ có thể cho biết những lời dặn dò cần phải lưu ý để quá trình hậu phẫu diễn ra suôn sẻ?
Sau phẫu thuật xương hàm, bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ:
– Trong 7 ngày đầu còn sưng nề nên bạn cần có chế độ ăn mềm, loãng. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm ống bơm xông chuyên dụng để nạp thức ăn. Vitamin C, canxi là 2 nhóm cần được bổ sung sau phẫu thuật xương. Thời gian này, bạn cũng tránh dùng các chất kích thích.
– Trong vòng 48 giờ đầu tiên, bạn nên chườm lạnh và chườm ấm các ngày sau đó. Chườm đá có tác dụng làm dịu vết thương viêm (đỏ, sưng tấy, có thể dễ bị tổn thương), gây tê cơn đau. Sau khi vết thương hết viêm, chườm nóng sẽ giúp làm giãn nở cơ và mạch máu, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
– Cần vệ sinh theo đúng hướng dẫn sau mỗi lần ăn uống và băng ép mặt liên tục trong 5-7 ngày đầu để tránh lệch mặt.
– 10 ngày đầu sau mổ, bạn chỉ nên sinh hoạt nhẹ nhàng và tập thể dục sau đó 1 tháng.
– Dùng đúng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Đặc biệt cần theo dõi lịch trình tái khám đúng hoặc có bất thường cần liên lạc ngay, tuyệt đối không hỏi người không có chuyên môn hay trên mạng xã hội.
– Cuối cùng là bạn nên trang bị kiến thức cho mình thật tốt để chuẩn bị tâm lý cho sự hồi phục dần sau mổ. Thông thường, những điều này sẽ được bác sĩ cung cấp trước mổ.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/vua-thuc-hien-combo-ha-go-ma-got-ham-truot-cam-co-…
Chân ngực thấp có nên nâng ngực, ngực sa trễ nâng rồi có đạt được độ tự nhiên hay chị em chưa sinh nở có nên nâng ngực là những vấn đề sẽ được giải…
Theo Tóc Vàng (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)