Ngày 02/03/2022 15:34 PM (GMT+7)
Dù tuổi còn rất trẻ nhưng bệnh nhân có tiền sử bị lao phổi, lại mắc COVID-19 nên đột ngột ho ra máu ồ ạt và phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp.
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Cập nhật lúc 00:00 01/03/2022
Số mũi đã tiêm toàn quốc
TS.BS Lê Thanh Dũng – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành cấp cứu thành công cho bệnh nhân tên K.Đ, 28 tuổi, trú tại Đắk G’long, Đắk Nông (đang ở Hà Nội) bị ho ra máu nhiều và rất nặng.
Bác sĩ Dũng cho biết, khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy, Đ có tiền sử lao phổi nhiều năm nhưng điều trị không liên tục. Trước khi vào viện vài ngày, bệnh nhân Đ phát hiện bị nhiễm COVID-19 và phải cách ly tại nhà. Ngày 9/2, bệnh nhân đột ngột ho ra máu ồ ạt, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Phổi Trung Ương.
Qua thăm khám, phát hiện ổ giả phình lớn động mạch phế quản phải trong hang lao chính là nguyên nhân gây ho máu ồ ạt. Bệnh nhân sau đó được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để can thiệp nội mạch cầm máu.
Các bác sĩ tiến hành can thiệp, điều trị cho bệnh nhân.
Đánh giá về ca can thiệp, bác sĩ Dũng chia sẻ, ngay sau khi tiếp nhận thông tin bệnh nhân, các bác sĩ đã lập tức hội chẩn và đưa ra phương án can thiệp, kích hoạt quy trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID -19.
Quá trình xử trí diễn ra rất khẩn trương, vì bệnh nhân có thể chảy máu tái phát và đe dọa tính mạng bất kì lúc nào. May mắn, ca can thiệp đã diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và không có bất kỳ biến chứng nào.
Ngay sau can thiệp, bệnh nhân Đ được chuyển về bệnh viện Phổi Trung ương, tiếp tục điều trị nội khoa. Hiện bệnh nhân ổn định, không còn ho ra máu. Toàn bộ chi phí can thiệp của bệnh nhân đều được bảo hiểm y tế chi trả.
Theo bác sĩ Dũng, ho máu do giãn động mạch phế quản là biến chứng nặng, có tỉ lệ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp hoặc sốc mất máu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, nếu bị ho ra máu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nút mạch cầm máu cấp cứu là phương pháp xâm lấn tối thiểu, an toàn, hiệu quả, tân tiến. Qua đó, giúp người bệnh được điều trị kịp thời, tránh được các can thiệp xâm lấn hay phẫu thuật lớn, làm giảm nguy cơ tử vong và biến chứng.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/benh-nhan-28-tuoi-mac-covid-19-dot-ngot-ho-ra-mau-…
Sau một thời gian bị ho ra máu, bệnh nhân nghĩ mình bị ung thư phổi nhưmg khi kiểm tra các bác sĩ phát hiện có mảnh xương găm vào phế quản gây chảy…
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)