Mùa đông là thời điểm bạn dễ có nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn và virus tấn công như cảm cúm, ho, cảm lạnh. Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm thường gặp, giữ gìn sức khỏe trong ngày đông, đừng quên 5 phương pháp ăn uống đơn giản dưới đây.
1. Đừng bỏ ăn đồ lạnh
Vào mùa đông, mọi người chủ yếu ăn đồ nóng để giữ ấm cơ thể và ăn ít đồ ăn nguội, đồ lạnh. Trên thực tế, trong mùa đông lạnh giá, đối với những người có dạ dày khỏe mạnh, ăn một số món ăn nguội không những không hại cơ thể mà còn có lợi. Vì vậy, bạn có thể ăn những thức ăn lạnh như củ cải, hạt sen vào mùa đông.
Những món ăn lạnh thích hợp trong mùa đông cũng có lợi cho việc giảm cân. Do thời tiết lạnh giá, mọi người thích ăn đồ béo, nhiều calo, cộng với việc giảm các hoạt động ngoài trời nên có xu hướng tăng cân. Ngoài việc chú ý vận động cơ thể, ăn một số món lạnh đúng cách có thể “ép” cơ thể ấm lên và tiêu hao nhiều mỡ hơn.
Ngoài ra, mùa đông thường xuyên uống nước lọc đun sôi để nguội, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và viêm họng, đặc biệt vào buổi sáng sau khi uống một cốc nước nguội (không bỏ đá viên), giúp giải độc gan và tăng cường khả năng bài tiết của thận, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng miễn dịch, giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
2. Ăn nhiều các loại hạt
Các loại hạt rất giàu axit béo không bão hòa có lợi cho cơ thể con người, cũng như bổ sung một số lượng lớn các vitamin và nguyên tố vi lượng, là một trong những thực phẩm thích hợp cho mùa đông được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Dưới đây là một số món ăn từ hạt phù hợp để ăn nhiều hơn vào mùa đông.
Cháo óc chó: Ngâm 100g nhân quả óc chó trong nước ấm khoảng 30 phút, vo sạch 1/2 bát gạo. Sau đó cho hạt óc chó và gạo vào nồi, đổ 5 bát con nước, đem nấu chín đến khi gạo nhừ, cháo đặc lại là được. Sau đó cho thêm ít muối hạt. Món cháo này ăn thường xuyên giúp tăng cường sinh lực cho não và thận.
Hạt điều xào tôm: Nguyên liệu: 400g tôm tươi, 100g hạt điều tươi, nửa củ hành tây, 1 quả ớt chuông, dầu ăn, gia vị, tiêu xay. Tôm rửa sạch lột vỏ, ướp 15 phút với hạt tiêu, muối, đường. Hành tây và ớt chuông thái lát vừa ăn. Làm nóng dầu trên chảo, cho hành tây vào xào sơ. Tiếp theo cho tôm vào đảo đều. Khi tôm chuyển qua màu đỏ thì cho tiếp ớt chuông, hạt điều vào xào trong 2 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này bồi bổ gan thận, tăng cường thể lực, cải thiện tình trạng đau mỏi lưng gối.
Gà hầm hạt dẻ. Nguyên liệu: 1 con gà, 250gr hạt dẻ (chọn loại hạt dẻ to), 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng nhỏ, rượu trắng, dầu ăn, gia vị. Hạt dẻ tách vỏ, rửa sạch. Gà làm sạch chặt miếng, bắc nồi cho dầu ăn phi thơm hành tím, sau đó cho gà vào xào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tiếp theo đổ nước ngập gà, đun sôi, vớt bọt. Sau đó thêm chút rượu trắng, gừng, hạt dẻ đun nhỏ lửa đến khi hạt dẻ và gà chín. Món này có chức năng bổ khí, dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể, bổ não, nâng cao trí tuệ.
3. Ăn nhiều tảo bẹ
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với lạnh, nguyên nhân là do cơ thể không đủ chất sắt. Trong cuộc đời người phụ nữ, mất máu do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, hoặc mất máu do u xơ tử cung,… sẽ khiến cơ thể mất lượng lớn sắt. Đến thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường rất dễ bị nhiễm lạnh.
Tảo bẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe mùa đông cho trẻ em, phụ nữ và người già. Tuyến giáp của cơ thể con người tiết ra thyroxine, có thể đẩy nhanh quá trình oxy hóa tế bào mô, tăng khả năng sinh nhiệt của cơ thể, tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, chống lại cảm lạnh. I-ốt là nguyên liệu quan trọng để tổng hợp thyroxine. Người lớn trung bình cần khoảng 150microgam i-ốt và 100 gam tảo bẹ chứa 240mg i-ốt. Do đó, thường xuyên ăn tảo bẹ rất tốt cho cơ thể.
4. Ăn nhiều khoai lang có nhiều lợi ích trong mùa đông
Khoai lang được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là thực phẩm giúp cân bằng sức khỏe. Trong khoai lang có chứa chất chống ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Do khoai lang rất giàu kali, nên ăn nhiều khoai lang vào mùa đông có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết áp cao, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch.
Nước ép củ khoai lang có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy tuần hoàn máu, ức chế co thắt cơ. Nghiền nhuyễn khoai lang tươi, ép lấy nước rồi bôi có thể trị chàm, rết cắn, giời leo và các bệnh khác. Ngoài ra, khoai lang còn chứa viatmin C, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại một số loại virus như cảm lạnh, còn vitamin E có trong khoai lang có thể thúc đẩy ham muốn tình dục và làm chậm quá trình lão hóa.
5. Ăn nhiều mật ong để dưỡng ẩm phổi và giảm ho
Mùa đông là mùa thường xuyên bị ho, hãy thử những nguyên liệu đơn giản để làm đồ uống giúp dưỡng ẩm phổi, giảm ho, giảm đau, giảm tỷ lệ viêm loét miệng. Các chuyên gia gợi ý món ăn bài thuốc đơn giản nhất để làm ẩm phổi là: Quả lê thái lát mỏng và trộn với mật ong, ăn liên tục cũng có tác dụng giảm ho rất tốt. Cũng có thể cho lê vào nồi hấp cách thủy, sau đó để nguội mới cho mật ong vào, bỏi mật ong cho ở nhiệt độ thường sẽ không bi mất chất dinh dưỡng.
Mật ong chứa hơn 200 chất dinh dưỡng như flavonoid, terpenoit, nhiều loại axit amin, axit béo, enzym, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nó được gọi là “kháng sinh tự nhiên” và “chất tẩy rửa mạch máu”. Do đó, sử dụng mật ong thường xuyên cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-pham-an-nhieu-vao-mua-lanh-cang-co-loi-…
Bắp cải là loại rau phổ biến tại nước ta, thường được trồng trong mùa lạnh. Nó cùng họ với bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn. Không chỉ mang lại nhiều…
Theo Hà Vũ. Dịch từ aboluowang (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)