Hóa ra là vì lý do này.
Giây phút hạnh phúc nhất của mỗi bà mẹ là được nhìn thấy con yêu chào đời, khỏe mạnh và được ôm con vào lòng. Tuy nhiên cũng có không ít tình huống xảy đến với trẻ ở giây phút này khiến tim mẹ như ngừng thở.
Câu chuyện được bà mẹ có tên Jing kể lại. Chị cho biết, cận kề ngày sinh nở, chị vô cùng hồi hộp, phấn khích xen lẫn chút lo lắng liệu con mình chào đời có được bình an, mạnh khỏe. Những lo lắng đó cũng đến khi trải qua 2 giờ vượt cạn, chị Jing hạ sinh một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu.
Lúc con vừa được lấy từ trong bụng ra, chị Jing thở phào nhẹ nhõm nhưng điều khiến chị ngay lập tức chuyển sang trạng thái lo lắng khi con trai chị không hề khóc như nhiều em bé khác mà lại nằm im thin thít. Jing chưa kịp nói gì thì y tá đã giơ tay tát vào mông đứa trẻ 2 cái, một tiếng khóc lớn bật lên giúp cả cô y tá và chị Jing nhẹ nhõm.
Bà mẹ ngay lập tức bày tỏ lòng biết ơn với cô y tá: “Cảm ơn cô, vừa rồi thấy thằng bé không khóc làm em sợ chết khiếp”. Cô y tá liền đáp lời: “Cô cũng biết điều đó à, tôi còn sợ cô sẽ trách tôi vì đã đánh thằng bé chứ. Con đã khóc rồi nghĩa là cơ thể khỏe mạnh nhé. Mẹ chứ yên tâm nằm đây để các y tá làm các bước còn lại để ra phòng hậu sinh gặp con nhé”.
Hóa ra tình huống lúc đó là con chị Jing chào đời nhưng không khóc đã khiến mọi người lo lắng về tình trạng sức khỏe. Vì thế động tác tát vào mông đứa trẻ mà y tá thực hiện là để kiểm tra xem bé có thực sự khỏe không. Vậy trẻ sơ sinh khóc khi chào đời có ý nghĩa như thế nào?
1. Bé bắt đầu học cách thở
Trẻ sơ sinh nằm trong bụng mẹ không cần phải tự thở. Vì vậy sau khi chào đời chúng thường “quên” và giữ nguyên trạng thái khi còn trong bụng mẹ. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Tình trạng nà kéo dài, bé có thể đối mặt với tình trạng bị ngạt thở.
Khi trẻ quấy khóc chứng tỏ hoạt động của phổi đã thành công, cho thấy phổi đã bắt đầu hoạt động bình thường, đồng thời cũng là bước khởi đầu mới cho việc học thở của trẻ.
2. Miệng bé có thể có cặn bẩn
Nếu miệng trẻ có cặn bẩn thì thường là xuất phát từ nước ối khi ở trong bụng mẹ. Vì thế trẻ không khóc được, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Việc trẻ phải khóc sau khi chào đời giúp cho các cặn bẩn dễ dàng bật ra ngoài hơn.
3. Báo hiệu tình trạng sức khỏe của bé
Khóc không khó đối với người lớn nhưng đối với trẻ sơ sinh, khóc là sự nỗ lực rất lớn, khóc không chỉ thúc đẩy các dây thần kinh của toàn bộ cơ thể mà đồng thời tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ bắt đầu hoạt động. Vì vậy, mẹ nên mừng thay vì lo lắng khi con chào đời khóc lớn, điều đó cho thấy cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/con-so-sinh-vua-chao-doi-bi-y-ta-tat-manh-den-bat-khoc-me-voi-v…
Chi Chi (Phụ Nữ Việt Nam)