Từ thời xưa, các vị vua chúa đã biết sử dụng các bài thuốc trị yếu sinh lý, vì vậy dù bận việc triều chính nhưng các vị vua chúa vẫn luôn dồi dào sinh lực, mỗi đêm có thể thị tẩm 5,6 cung tần mỹ nữ không biết mệt.
Từ ngàn xưa đến nay, nền y học cổ truyền có vai trò rất lớn trong đời sống của con người. Dựa trên nền tảng triết học Âm dương – Ngũ hành, y học cổ truyền đã giúp điều trị các bệnh mà Tây y không thể chữa khỏi. Và nhắc đến nền y học cổ truyền không thể không nhắc đến nền Y học Cung Đình Huế, đặc biệt là Thái Y Viện – Nơi hội tụ những thầy thuốc ưu tú trong kinh thành nhà Nguyễn có vai trò chăm sóc sức khỏe cho hoàng tộc.
Thái Y Viện là nơi lưu giữ rất nhiều bài thuốc chăm sóc sức khỏe cho vua chúa, đặc biệt là các bài thuốc bổ thận, tráng dương. Có nhiều truyền thuyết kể lại rằng, nhờ các bài thuốc bổ thận tráng dương của đội ngũ Ngự y tại Thái Y Viện nên các bậc vua chúa thời xưa dù có bộn bề với công việc triều chính thì sức khỏe vẫn luôn dồi dào, vua có thể cưỡi ngựa, bắn cung, đặc biệt mỗi đêm có thể thị tẩm 5,6 cung tần mỹ nữ và cho hạ sinh 5 người con, sau này nhân gian lưu truyền lại câu nói “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.
Theo các tài liệu còn lưu lại được thì thần dược mà các vua chúa xưa sử dụng có nhiều điều vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Ảnh minh họa
Thần dược phòng the của vua Minh Mạng
Lời đồn đoán rằng để vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên”, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng, gọi là “Minh mạng thang”.
Đến nay những bài thuốc này đã thất truyền. Những tài liệu và sử còn ghi lại 2 bài thuốc trên có thành phần và cách uống kèm theo như sau: “Nhất dạ ngũ giao”.
Thành phần: Nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích hoàng kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.
Cách ngâm: đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vào chậu, trộn đều, đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
Hai là “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” gồm những thành phần: thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.
Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vào keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon – một tháng sau dùng tiếp.
Hiện nay, huyền thoại bài thuốc “tăng cường sinh lý, như ý phòng the” của “Minh Mạng thang” luôn có sức hút lớn đối với những người đàn ông muốn tăng cường thể lực trong đời sống vợ chồng mình.
Bí ẩn về “bài học vỡ lòng”
Theo các ghi chép của sử sách Trung Quốc, “bài học vỡ lòng” về chuyện giường chiếu giúp các đấng quân vương được tôi luyện kỹ năng lẫn kinh nghiệm ân ái. Thậm chí, có người còn sinh con đẻ cái với “thầy” – tức những phụ nữ có nhiệm vụ rèn giũa từng bước đi đầu đời cho hoàng đế. Khi còn làm thái tử, hoàng đế Tư Mã Trung nhà Tây Tấn chính là người phải trải qua bài học này. Năm 13 tuổi, Tư Mã Trung được sắp xếp chuyện hôn nhân đại sự.
Trước khi chính thức thành thân, Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm đã cho gọi tài nữ Tạ Cửu vào Đông cung để hướng dẫn đường đi nước bước cho thái tử. Khi Tạ Cửu rời khỏi Đông cung, nàng ta đã mang trong mình giọt máu rồng, về sau sinh cho hoàng thất một quý tử. Nhiều năm sau, Tư Mã Trung trông thấy một bé trai trong tẩm cung của phụ mẫu mình thì rất đỗi ngạc nhiên. Lúc này, Tấn Vũ đế mới tiết lộ, đứa trẻ này chính là kết quả của những ngày chung chăn chung gối giữa thái tử và Tạ Cửu tài nữ.
Tới triều Thanh, tục lệ này càng được áp dụng rộng rãi và trở nên quy củ. Trước khi hoàng đế tới tuổi thành thân, trong cung sẽ tổ chức một cuộc thanh tuyển gắt gao, nhằm lựa ra 8 cung nữ chín về tuổi và có phẩm mạo đoan chính để vua “lâm ngự”.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/ly-ky-bi-quyet-de-cac-vi-vua-ngay-7-dem-3-vao-ra-lien-tuc-172211…
Với mục tiêu gìn giữ dòng máu hoàng gia “thuần chủng” bằng cách thực hiện những cuộc hôn nhân cận huyết, gia đình của vua Charles II đã khiến con cái…
Theo Phương Nghi (t/h) (Gia đình & Xã hội)