Một bé trai sơ sinh đã bị bỏng cấp độ hai sau khi tè dầm khi đang đắp chăn điện.
Cậu bé một tuổi ở Thiểm Tây, Trung Quốc đã được đưa đến Bệnh viện Nhi gần nhất sau khi cha mẹ phát hiện con bị bỏng nặng ở phần dưới cơ thể. Cha mẹ của cậu bé cho biết họ lo con bị cảm lạnh do nhà không có hệ thống sưởi nên đã đắp cho con trai chăn điện để giữ ấm.
Tuy nhiên do không đóng bỉm, bé trai đã đi vệ sinh ra giường và không may bị bỏng. Người mẹ nói với các bác sĩ rằng bình thường sẽ cho con đóng bỉm nhưng ngày hôm đó bà đã quên.
Cậu bé một tuổi được đưa đến bệnh viện nhi Tây An sau khi cha mẹ phát hiện con bị bỏng.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Tây An cho biết cậu bé bị bỏng độ 2 ở lưng dưới và chân, chiếm 10% cơ thể. Họ đã điều trị vết bỏng và cho biết mặc dù tình trạng bỏng rất nghiêm trọng nhưng ngoài lưng và chân, những khu vực khác không bị thương và hiện bé trai đã dần ổn định sức khỏe.
Các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ cần tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng chăn điện đối với trẻ em. Ngoài ra, khi xử trí trẻ bị bỏng cũng cần tuyệt đối cẩn thận, tránh làm rách hay gây tổn thương thêm lên vết bỏng. Cha mẹ có thể làm mát vùng bị bỏng bằng nước lạnh trước khi băng bó bằng băng hoặc khăn sạch và đến trung tâm y tế gần nhất.
Cha mẹ đã đắp chăn điện cho con trai và cậu bé đã tè dầm dẫn tới bị bỏng 10% cơ thể.
Cách xử trí đúng khi trẻ bị bỏng
Trong trường hợp trẻ bị bỏng, cha mẹ nên thực hiện theo các bước sau:
– Sau khi trẻ bị bỏng, hãy ngay lập tức rửa sạch bằng nước lạnh trong ít nhất 20 – 30 phút để làm tản nhiệt và giảm tổn thương sâu cho vùng da.
– Trong khi rửa bằng nước lạnh, hãy cởi bỏ quần áo che vết bỏng. Nếu không dễ xử lý, hãy cắt bằng kéo để tránh sợi vải dính vào vết bỏng. Nếu quần áo đã dính chặt vào da, đừng kéo mạnh, nếu không sẽ gây tổn thương da cục bộ.
– Khi trẻ chưa hết đau, có thể dùng nước lạnh để ngâm, tùy trường hợp từ 10 đến 30 phút. Nhớ dùng nước lạnh, đừng thêm đá vì có thể làm tổn thương thêm vùng da bị bỏng.
– Che vùng bỏng bằng gạc sạch để giảm kích ứng bên ngoài và nhiễm trùng. Nếu vùng bỏng có vết thương và mụn nước rõ ràng, không nên tự ý chữa trị mà nên đi khám để được điều trị.
– Nếu nốt bỏng nhỏ và nhẹ, có thể tự quan sát tại nhà. Nếu có mụn nước và vết thương lớn hãy đến ngay bệnh viện để các bác sĩ chuyên môn tiến hành.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/vi-duoc-me-giu-am-theo-cach-nay-be-trai-1-tuoi-bi-…
Khi bị bỏng tuyệt đối không được hoảng, đặc biệt là với người sơ cứu, vì mất bình tĩnh sơ cứu sai cách khiến vết thương càng nặng thêm.
Theo Hoàng Dương (Dịch từ The Sun) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)