Cuộc sống đôi khi nhiều không bằng ít, do đó làm những điều này ít hơn sẽ khiến con người sống tốt hơn, đó cũng chính là cách bảo vệ sức khỏe tiên tiến nhất hiện nay.
1. Ăn ít hơn, sẽ ít ốm hơn
Nhiều người thường nói: “Ăn được là có phúc”, tuy nhiên lại ít ai nghe được câu: “Ăn ngon là khôn”. Tức là không kén ăn là điều may mắn, nhưng hiểu được cách ăn mới là sự khôn ngoan.
Nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, đồng thời cũng dễ sinh ra nhiều loại bệnh tật như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Do đó, bí quyết để tránh xa bệnh tật là ăn ít, ăn đúng giờ và ăn no đến 7 phần.
Tống Mỹ Linh, người phụ nữ nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa đã sống đến 106 tuổi dù bà từng mắc nhiều bệnh ung thư. Bà chia sẻ về chế độ ăn uống của bản thân: Một ngày bà ăn 5 bữa, mỗi bữa chỉ ăn no đến 5 phần, không ăn quá nhiều. Thậm chí bà từng tự cân đo thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thói quen ăn không quá no đã góp phần giúp Tống Mỹ Linh khỏi bệnh và sống lâu.
2. Ít ham muốn, bớt lo lắng
Thân Cư Vân, một học giả thời nhà Thanh đã từng nói: “Sự ham vui thường đi kèm với nghịch cảnh”. Có nghĩa là nếu một người quá nhiều ham muốn, thì đau khổ sẽ theo sau.
Càng muốn nhiều thì càng gặp nhiều rắc rối, ngược lại, giảm bớt ham muốn, bạn mới thấy được ý nghĩa thực sự của hạnh phúc. Người ta thường nói càng lớn tuổi càng có nhiều lo lắng, nhưng thực ra không liên quan gì đến tuổi tác mà là ham muốn quá mức.
Mạnh Tử thường nói: “Ít ham muốn chính là “thuốc” tốt nhất để nuôi dưỡng trái tim”. Do đó, ít ham muốn, bằng lòng và buông bỏ lòng tham là cách để nuôi dưỡng tâm trí và là con đường để hướng đến tuổi thọ.
3. Nói ít đi, sẽ ít bất hạnh
Không nói bậy, ít nói, là phúc lớn nhất của một người. Người xưa có câu: “Bệnh tật từ miệng mà ra, tai họa cũng từ miệng mà ra”. Nếu một người nói năng không biết kiềm chế và nói theo ý của mình, người đó sẽ tự gây rắc rối cho chính bản thân họ.
Nói ít và không nói dối là nền tảng của đức hạnh và là con đường của phước lành. Trước khi mở miệng, bạn phải suy nghĩ cẩn thận. Người thật sự khôn ngoan không bao giờ nói nhiều, càng không nói nhảm, càng tránh xa được tai họa.
4. Suy nghĩ ít hơn, bớt lo lắng
Mọi người luôn lo lắng về những điều chưa xảy ra. Thường xuyên lo lắng, phiền muộn sẽ chỉ tăng thêm gánh nặng cho chính bản thân.
Suy nghĩ quá nhiều về những điều tầm thường khiến cơ thể mệt mỏi; suy nghĩ quá nhiều về những điều lớn lao khiến trái tim mệt mỏi; suy nghĩ quá nhiều về những điều không tốt sẽ gây phiền nhiễu.
Tốt hơn hết là bạn nên suy nghĩ ít hơn, để cho tinh thần thoải mái. Chăm sóc tốt cho tâm trạng của bạn quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trong suốt cuộc đời bạn.
5. Ít phàn nàn, bớt muộn phiền
Mọi người đều sẽ gặp phải điều gì đó không ổn trong cuộc sống, một số người phàn nàn, nhưng lại có một số người bỏ qua nó. Có quá nhiều lời phàn nàn, tưởng chừng như là hành động giải tỏa, nhưng thực tế không những không giải quyết được vấn đề mà còn trở thành gánh nặng cho cơ thể, tiếp nhận năng lượng tiêu cực. Ít phàn nàn, thay đổi suy nghĩ, cởi mở và lạc quan là những con đường tắt để giải quyết vấn đề.
Phàn nàn nhiều là điều vô ích nhất, càng than phiền thì nỗi buồn càng lớn và hạnh phúc càng xa. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, đừng quên mỉm cười, dù cuộc đời có cay đắng đến đâu cũng đừng kém lạc quan.
Do đó, muốn sống lâu thì bạn cần nhớ 5 điểm này:
– Ăn ít, tránh xa bệnh tật, sống lâu;
– Bớt ham muốn, tránh xa những lo lắng;
– Nói ít, tránh xa tai ương, âm thầm tu nhân tích đức, tích phước;
– Suy nghĩ ít hơn, tránh xa phiền muộn, tâm bình an;
– Bớt oán hận, tránh xa phiền muộn, mọi khó khăn sẽ vượt qua.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bi-quyet-song-lau-khong-chi-co-an-ngu-tat-ca-xoay-…
Kiên trì thực hiện những thói quen này chỉ trong 3 phút có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho sức khỏe của bạn.
Theo Hà Vũ. Dịch từ aboluowang (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)