Vào ngày cúng ông Công ông Táo, các gia đình đều cúng cá chép đỏ để cho các vị thần cưỡi lên trời. Trong khi cá chép đỏ thường dùng để cúng Táo Quân, có một loại cá chép khác thường được dùng để ăn.
Món cá chép này là món ăn khá đặc trưng ở miền Bắc vào dịp lễ Tết, mang ý nghĩa mong cầu sự may mắn. Người ta còn quan niệm rằng ăn cá chép 3 ngày đầu năm sẽ giúp cả năm vạn sự như ý.
Không chỉ có ý nghĩa lấy may, cá chép còn là món ăn rất bổ dưỡng. Một miếng phi lê cá chép cung cấp 275 calo, 38,86g protein, 12,19g tổng chất béo lipid. Nó cũng bao gồm 129% phốt pho, 104,17% vitamin B12, 50% selen, 33,75% sắt, 29,58% vitamin B5, 29,36% kẽm, 28,62% vitamin B6, 22,31% niacin, 19,83% thiamin, 15,48% magiê, 15,45% kali và 13,78% đồng.
Theo Đông y, cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là “thuốc tiên” chữa bệnh phụ nữ.
Còn theo y học hiện đại, ăn cá chép cũng mang lại những lợi ích như:
– Giúp trái tim khỏe mạnh: Cá chép chứa nhiều axit béo omega-3 giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Nó cũng làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
– Chống viêm: Các axit béo omega-3 trong cá còn giảm chứng viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.
– Tăng cường miễn dịch: Cá chép rất giàu kẽm. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch.
– Bảo vệ chức năng tiêu hóa: Nếu bạn muốn cải thiện hiệu quả tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, trĩ và đau dạ dày nói chung, thêm cá chép vào chế độ ăn uống của bạn có thể là một lựa chọn sáng suốt.
– Tăng cường xương và răng: Phốt pho được tìm thấy với nồng độ cực cao trong cá chép. Phốt pho rất quan trọng với xương và răng, có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương, men răng bị suy yếu hoặc hư hỏng.
– Làm chậm quá trình lão hóa: Cá chép được biết là có chứa một số chất chống oxy hóa, và cá được nhiều người công nhận là một loại thực phẩm tuyệt vời để làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa
– Hỗ trợ giấc ngủ: Hàm lượng magiê vừa phải trong cá chép có thể hữu ích với những người khó ngủ. Magiê có thể kích hoạt giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh giúp làm dịu hệ thần kinh và có thể tạo ra giấc ngủ ngon.
– Tối ưu hóa mức độ nội tiết tố: Hàm lượng vitamin B trong cá chép có thể giúp tối ưu hóa sự trao đổi chất và cân bằng nội tiết tố. Hàm lượng iốt trong cá chép cũng rất hữu ích trong việc cân bằng chức năng của tuyến giáp và các trung tâm nội tiết tố quan trọng khác trong cơ thể.
Những người không nên ăn cá chép
Mặc dù cá chép rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, một số người nên hạn chế hoặc tránh ăn để không hại sức khỏe.
Người bị xuất huyết, chảy máu
Cá chép rất giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Những người mắc các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì không nên ăn cá chép.
Người mắc bệnh gan, thận
Người bị bệnh gan cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm nạp vào cơ thể trong khi cá chép lại rất giàu đạm. Vì vậy người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn cá chép.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng nên tránh ăn cá chép. Bởi họ cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.
Mặt khác, cá chép lại là một trong những thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân gặp vấn đề về thận (suy thận) tốt nhất không nên ăn để tránh bệnh thêm nặng.
Người dị ứng với cá chép
Tuy cá chép có thành phần dinh dưỡng khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được thực phẩm này. Những người bị dị ứng với cá chép nên tránh ăn hoàn toàn.
Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, ai dễ mẫn cảm, dị ứng cũng nên “xem xét” thật kĩ lưỡng trước khi ăn.
Người bị bệnh gút
Theo các chuyên gia, những người bị bệnh gút không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm có chứa lượng purine (đây là nguyên nhân gây nên bệnh Gout).
Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh gút cần tránh xa, không ăn cá chép để bảo đảm sức khỏe.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nhung-nguoi-khong-nen-an-ca-chep-du-day-la-mon-an-…
Phật thủ là loại quả thường được bày lên vị trí trang trọng trong mâm ngũ quả cúng ông Công ông Táo hay dịp Tết nguyên đán, nhưng sau đó nhiều người…
Theo Minh Minh (Tổng hợp) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)