Cà phê là đồ uống hấp dẫn với nhiều người nhưng đối với một số người, nó lại chẳng khác gì liều “thuốc độc” cho sức khỏe của họ.
Cà phê là loại nước uống được nhiều người thích trong cuộc sống, đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng, uống một tách cà phê giữa giờ làm việc có thể giải tỏa mệt mỏi về thể chất, giảm stress, nâng cao hiệu quả công việc.
Cà phê có thể được xem là thần dược cho sức khỏe. Nó được phát hiện là làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ suy tim và thậm chí giảm nguy cơ mất thính giác.
Tuy nói uống cà phê có những lợi ích nhất định đối với cơ thể nhưng không nên uống cà phê một cách tùy tiện. Đối với một số người, cà phê thực sự có thể có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực, nhất là đối với những kiểu người sau, tốt nhất là nên “cách ly” với cà phê.
1. Trẻ em dưới 12 tuổi
Một số trẻ em bị ảnh hưởng bởi người lớn và cảm thấy rằng cà phê là một thức uống rất ngon, trẻ sẽ dần yêu thích cà phê. Tuy nhiên caffeine có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng chú ý và thậm chí nghiêm trọng hơn ở trẻ em. Trẻ hấp thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng.
Cà phê chứa caffein, có thể kích thích hệ thần kinh. Hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên cố gắng không để trẻ uống cà phê, nếu không sẽ khiến sự phát triển của hệ thần kinh bị chậm lại.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng bản thân cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
2. Bệnh nhân loãng xương
Các cuộc điều tra liên quan đã chỉ ra rằng những người uống cà phê thường xuyên khiến canxi trong cơ thể bị mất nhanh hơn, cà phê chứa caffein làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn của đường ruột.
Nếu lượng canxi trong cơ thể mất đi quá nhanh sẽ rất dễ bị loãng xương. Vì vậy đối với bệnh nhân loãng xương tốt nhất không nên uống cà phê, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng loãng xương trở nên trầm trọng hơn.
3. Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chị em cũng phải quan tâm đến chế độ ăn uống của mình có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không.
Cà phê là thức uống giải khát, có chứa caffein có tác dụng kích thích nhất định, bà bầu uống quá nhiều cà phê dễ bị mất ngủ. Ngoài ra, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến mất canxi trong xương, bà bầu cần bổ sung canxi đúng cách, không nên uống cà phê khi mang thai, để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai hạn chế lượng caffeine tối đa là 200 miligram (tương đương 2 tách cà phê) hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ sảy thai, sinh non. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2020 được công bố trên tạp chí Y học Anh đã kết luận rằng không có mức tiêu thụ caffeine an toàn trong thai kỳ. Do đó, tốt nhất để đảm bảo an toàn, không nên uống cà phê khi đang có bầu.
4. Người đang cho con bú
Vì caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu, nên bà mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước. Hiệp hội Mang thai của Mỹ đề nghị tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
5. Bệnh nhân bị bệnh dạ dày
Nếu dạ dày không tốt thì cố gắng không uống cà phê, vì cà phê có chứa tanin có thể kích thích tiết axit dạ dày, axit dạ dày tiết quá nhiều có thể kích thích niêm mạc dạ dày.
Uống quá nhiều cà phê sẽ khiến bệnh dạ dày nặng hơn, nên người bị bệnh dạ dày càng uống ít cà phê càng tốt. Nếu người bị dạ dày muốn uống cà phê thì có thể uống sau khi ăn, có thể làm giảm tác dụng của chất tannin trong cà phê vào dạ dày. Thêm sữa vào cà phê cũng có thể làm giảm kích ứng của cà phê đối với dạ dày.
6. Những người không thể ngủ sau khi uống cà phê
Nếu bạn là người có cơ địa chuyển hóa caffein chậm hơn hoặc người bị dị ứng với caffein thì sẽ khó ngủ vào ban đêm sau khi uống cà phê vào buổi chiều.
Người bị mất ngủ không nên uống cà phê, vì giấc ngủ của họ không ngon lắm, nạp vào cơ thể một lượng caffein sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Mỗi người có khoảng thời gian chuyển hóa caffein khác nhau nên nếu uống cà phê khiến bạn khó ngủ, tốt nhất nên hạn chế.
7. Những người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim
Vì caffeine từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên điều quan trọng đối với bất kỳ ai có bệnh tim là phải nói chuyện bác sĩ nếu muốn uống cà phê để biết mức nào là an toàn.
8. Người bị tiêu chảy
Một số người nói rằng uống một tách cà phê buổi sáng khiến cho ruột hoạt động, nhưng những người đang gặp vấn đề tiêu chảy có lẽ sẽ không thích điều này. Uống cà phê decaf có thể sẽ giảm thiểu vấn đề hơn nhưng nói chung uống đồ uống nóng thường có xu hướng kích thích ruột.
9. Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Caffeine có thể nới lỏng cơ vòng thực quản dưới, là van giữa thực quản và dạ dày. Nếu bạn bị GERD, hãy xem việc chuyển sang uống cà phê decaf có giúp ích gì không hoặc có thể phải bỏ cà phê hoàn toàn.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nhung-nguoi-tot-nhat-nen-cach-ly-voi-ca-phe-ngay-k…
Cà phê và trà là hai trong số những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên uống cà phê hay trà xanh vào buổi sáng tốt hơn cho…
Theo Hoàng Dương (Dịch từ Abulowang, Eatthis) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)