Dịp Tết ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ nếp khiến mọi người nhanh ngán và thích ăn các loại rau củ muối như dưa hành. Dù là món ăn rất hợp miệng nhưng không phải ai cũng có thể ăn thoải mái.
Dưa hành là món ăn không thể thiếu với nhiều gia đình mỗi khi Tết đến xuân về. Từ xưa cũng đã có câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Câu nói trên phần nào cho thấy dưa hành là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm những ngày Tết.
Dưa hành ăn với bánh chưng, thịt sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, thưởng thức dưa hành khi ăn với các món như bánh chưng hay thịt sẽ rất có lợi. Dưa hành hay hành muối có tính cay nóng, ấm, không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn mà còn làm cơ thể nóng ấm lên rất tốt vào những ngày lạnh. Ăn bánh chưng với hành muối không chỉ khiến bạn ngon miệng hơn mà còn giúp tiêu hóa tốt.
Hơn nữa, bánh chưng tuy mang đến nhiều năng lượng nhưng lại thiếu chất xơ còn thịt thì giàu đạm, nên khi ăn dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Ăn bánh chưng hay thịt với dưa hành giàu chất xơ sẽ dễ tiêu hóa hơn, giảm bớt cảm giác nặng bụng. Ngoài ra, dưa hành là thực phẩm lên men từ những vi khuẩn có lợi, đó chính là probiotic. Loại lợi khuẩn này rất tốt cho tiêu hóa, ăn vào đỡ táo bón hơn.
Những người nên hạn chế ăn dưa hành
Mặc dù dưa hành ngon, dễ ăn và dễ tiêu nhưng không phải ai cũng có thể ăn thoải mái món này cho dù thích đến mấy. Để có một cái Tết an toàn, khỏe mạnh, những người sau cần hạn chế ăn dưa hành.
1. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn quá nhiều dưa hành bởi nó có chứa hàm lượng muối và nitrite cao. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
2. Người mắc bệnh dạ dày
Dưa hành là thực phẩm lên men, chứa nhiều axit, có vị chua nên không thích hợp ăn nhiều với những người đang gặp vấn đề về dạ dày như viêm loét để tránh khiến bệnh càng nặng thêm. Người bị rối loạn tiêu hóa cũng nên hạn chế.
Trong dưa hành có nhiều chất gây chua làm dạ dày tăng tiết dịch vị, gây đau dạ dày. Đặc biệt, khi sử dụng dưa hành muối và uống rượu đồng thời sẽ gây nên tình trạng nóng ruột, khiến tình trạng đau dạ này nặng hơn.
3. Người mắc bệnh thận
Dưa hành có chứa hàm lượng muối lớn, người bình thường ăn vào có thể không sao nhưng với người mắc bệnh thận có thể gây hại cho thận và khiến huyết áp tăng cao, gây phù nề cơ thể. Vì vậy những người mắc bệnh về thận, thận yếu không nên ăn nhiều món này. Nếu muốn sử dụng, nên bóc phần vỏ ngoài lấy phần dưa trắng nõn và ngâm với nước để giảm bớt lượng muối.
4. Người huyết áp cao
Cũng vì có hàm lượng muối rất cao nên ăn dưa hành có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn và tim mạch. Đặc biệt nó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tăng huyết áp. Hàm lượng muối dư thừa trong mạch khiến thành mạch cứng hơn, gây tăng huyết áp.
3. Bệnh nhân ung thư, xuất hiện các khối u
Dưa hành có chứa nitrat nếu kết hợp với chất đạm trong thực phẩm sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư và hình thành các khối u trong cơ thể. Vì vậy, những người đang mắc ung thư hay có nguy cơ mắc ung thư nên tuyệt đối tránh sử dụng món ăn này để đảm bảo sức khỏe.
5. Người bị hôi miệng
Mùi chua hăng đặc trưng của hành muối có thể khiến miệng của bạn có mùi khó chịu. Vì thế nếu sử dụng quá nhiều có thể gây hôi miệng và thậm chí còn làm cơ thể có mùi vì các chất gây mùi trong hành sẽ hấp thu vào cơ thể và bài tiết qua mồ hôi.
Đặc biệt, những người có sẵn bệnh hôi miệng nếu ăn nhiều dưa hành thì tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất nên đánh răng sạch sẽ sau khi ăn dưa hành muối để hơi thở thơm tho hơn.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dua-hanh-an-rat-dua-mieng-dip-tet-giup-tieu-hoa-to…
Ngoài cá chép đỏ thường dùng để cúng ông Công, ông Táo, còn có một loại cá chép là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn.
Theo Minh Minh (Tổng hợp) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)