Mùa đông, thực hiện “2 không khi ngâm chân, 2 không khi tắm và 2 không khi gội đầu” sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, sống thọ.
Hai không khi tắm
1. Khi tắm không nên để nhiệt độ nước quá cao
Vào mùa đông, nhiều người thường thích ngâm mình trong nước nóng, cho rằng nước càng nóng sẽ càng sạch sẽ và làm ấm người. Tuy nhiên đây là một việc làm sai lầm, bởi khi cơ thể đang ở trong môi trường lạnh mà tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ cao sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, giãn mạch máu, đồng thời làm mất đi độ ẩm và phá hủy lớp dầu bảo vệ trên da, khiến da bị khô và thậm chí bong tróc.
Khuyến cáo khi tắm nên kiểm soát nhiệt độ khoảng 40 độ vừa giữ sức khoẻ cho cơ thể, vừa bảo vệ làn da tốt hơn trong mùa đông.
2. Không tắm ngay sau khi ăn
Nếu vừa ăn no xong mà đã tắm ngay sẽ làm cho dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn; đồng thời còn làm mạch máu to ra và lượng máu trong cơ thể không đủ nên khiến lưu lượng máu chảy vào hệ tiêu hoá giảm đột ngột. Lúc này, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các bệnh về tim mạch. Vậy nên, bạn cần tuân thủ thói quen tắm trước bữa ăn hoặc nếu muốn tắm sau khi ăn thì nên các 1-2 tiếng để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hai không khi gội đầu
1. Không nên gội đầu mỗi ngày
Da đầu chúng ta sẽ tiết ra một loại dầu tự nhiên để bảo vệ da đầu và tóc, nếu gội đầu hàng ngày sẽ khiến lớp dầu tốt này bị cuốn trôi, có thể gây rụng tóc hoặc viêm da đầu.
Ngoài ra, việc gội đầu mỗi ngày cũng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt gội đầu vào mùa đông quá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh, trúng gió, nhất là gội ở những nơi có nhiều gió như ngoài sân, nơi có gió lùa…
Cơ thể con người phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, cho nên cần xem xét yếu tố thời tiết trước khi muốn tắm gội hoặc tập luyện. Thời gian gội đầu không nên kéo dài và chỉ nên gội đầu 2 -3 ngày/1 lần.
2. Không nên gội đầu ngay sau khi thức dậy
Nhiều cô gái cho rằng gội đầu buổi sáng rất tốt vì có thể khiến đầu óc thêm tỉnh táo. Tuy nhiên, khi vừa ngủ dậy, các chức năng cơ thể phục hồi rất chậm, bao gồm cả việc lưu thông máu. Nếu gội ngay khi vừa thức giấc, nước và tác động nhiệt sẽ kích thích mạch máu não, dễ gây sốc nhiệt và làm bạn đau đầu, cảm lạnh. Chỉ nên gội đầu sau khi ngủ dậy 30 phút. Nếu gội, hãy dùng nước ấm và cần sấy khô hoặc lau khô ngay, tránh để tóc ẩm ra gió.
Hai không khi ngâm chân
1. Không ngâm chân ở nhiệt độ nước quá nóng
Ngâm bàn chân vào nước nóng có thể giúp tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, đau nhức chân, nâng cao sức khỏe và phòng tránh được nhiều bệnh tật trong mùa đông. Tuy nhiên khi ngâm chân cần chú ý đến nhiệt độ nước, nhiều người thích ngâm chân trong nước thật nóng nhưng điều này sẽ làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt. Khuyên bạn nên sử dụng nước ấm 40-45 độ để ngâm chân.
Sau khi ngâm được khoảng 5 đến 10 phút cho chân mềm và ấm, có thể massage chân để kích thích các huyệt đạo. Trong lúc ngâm nếu nước bị nguội đi, có thể nhờ người nhà đổi chậu nước ngâm khác có nhiệt độ vừa phải hoặc chuẩn bị một chậu nước khác. Sau đó lau khô chân, thoa kem dưỡng ẩm và đi tất, giữ ấm chân trong mùa đông.
2. Thời gian ngâm chân không được quá lâu
Mỗi lần ngâm, không quá 30 phút bởi khi ngâm chân, cơ thể sẽ tăng tuần hoàn máu, nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường. Ngâm chân quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của chân, nhất là đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, lâu ngày có thể sinh bệnh.
Độ cao của nước khi ngâm chân là dưới đầu gối. Nên ngâm trên mắt cá chân khoảng 8cm là được, không ngâm đến bắp chân. Bạn nên ngâm chân sau bữa tối 1-2 giờ, trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/quy-tac-2-khong-khi-tam-khi-goi-dau-va-khi-ngam-ch…
Bạn thường tắm như thế nào vào mùa đông? Chúng ta thường xuyên gặp những thông tin như ngất xỉu hoặc tử vong trong phòng tắm, điều này cho thấy cách…
Theo Hà Vũ. Dịch từ aboluowang (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)