Có thể lý do khiến răng bạn ố vàng, thậm chí có những mảng đen ở mặt trong do chính loại kem đánh răng bạn dùng hay những gì bạn ăn mỗi ngày.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ cho thấy đa phần mọi người bị thu hút bởi một nụ cười tươi sáng. Đương nhiên, không thể có một nụ cười đẹp nếu răng xỉn mờ. Vậy có khi nào bạn tự hỏi tại sao mình đánh răng mỗi ngày nhưng răng vẫn vàng ố, thậm chí hình thành những mảng đen ở bề mặt trong của răng? Câu trả lời nằm ở các nguyên nhân sau đây:
Do di truyền hoặc dùng thuốc khi còn nhỏ
Phần lớn sức khỏe răng miệng của bạn được quyết định bởi yếu tố di truyền. Một số người bẩm sinh có men răng yếu hơn hoặc răng dễ bị đổi màu so với những người khác.
Một số người có hàm răng ố vàng do từng dùng một số loại thuốc kháng sinh hồi nhỏ. Ảnh minh họa
Ngoài ra, nếu khi còn nhỏ, bạn dùng một số loại thuốc kháng sinh như doxycycline hoặc tetracycline thì răng bạn có thể bị đổi màu.
Một số người trưởng thành dùng các loại thuốc kháng histamine (làm giảm các triệu chứng dị ứng và sốt) hay thuốc chống tăng huyết áp cũng có thể làm hại men răng.
Do kem đánh răng
Các thành phần của kem đánh răng có thể là nguyên nhân khiến răng bạn xỉn, ố. Theo Benjamin Lawlor, một nha sĩ thẩm mỹ ở Portland, Maine (Mỹ), các sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng có chứa cetylpyridinium chloride (CPC) có thể làm ố răng của bạn. CPC vốn được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm vệ sinh răng miệng khác nhau vì nó loại bỏ mảng bám răng, giúp cải thiện hơi thở có mùi và giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng, viêm lợi và sâu răng. Mặt hạn chế của chất này là nó cũng có thể gây ra các vết ố màu nâu xuất hiện trên răng và lưỡi.
Khi bạn dùng sản phẩm vệ sinh răng miệng chứa CPC, các vi khuẩn đã bị tiêu diệt – được gọi là các vi khuẩn chết – sẽ bám vào răng, nướu và lợi, giống như một “nghĩa trang” nhỏ trong miệng bạn.
Ngoài ra, một thành phần khác có thể có trong kem đánh răng là stannous fluoride cũng có thể gây ra màu ố cho răng.
Ít ai ngờ một số loại kem đánh răng có thể khiến răng xỉn màu hơn. Ảnh minh họa
Do đó, khi chọn kem đánh răng, nên đọc kỹ thành phần và loại bỏ các sản phẩm chứa CPC hoặc stannous fluoride. Nên chọn kem đánh răng có thành phần phù hợp, bao gồm có chứng nhận của Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), có các thành phần florua (khoáng chất tự nhiên, giúp chống sâu răng và tăng cường men răng), canxi cacbonat (chất mài mòn, giúp bỏ thức ăn, vết bẩn, vi khuẩn), glycerol (chất tạo kết cấu), sodium lauryl sulfate (chất tẩy rửa cho răng)…
Do những gì bạn ăn hàng ngày
Nếu răng của bạn khỏe mạnh nhưng có màu xỉn, nguyên nhân có thể do những thực phẩm bạn ăn uống hàng ngày. Thuốc lá, cà phê, rượu, thực phẩm có đường hoặc tinh bột, nước ngọt, thuốc lá… có thể làm ố răng theo thời gian, bởi sau khi bạn thu nạp chúng vào cơ thể, mảng bám sẽ hình thành trong khoang miệng và bề mặt răng. Nếu bạn đánh răng không đúng cách, mảng bám bám chặt vào đó, dần dần thành cao răng, vết ố…
Uống ít nước
Uống đủ lượng nước được khuyến nghị trong ngày rất quan trọng đối với quá trình nạp đủ nước cho cơ thể. Nó đồng thời giúp loại bỏ vết ố trên răng bằng cách rửa sạch các chất gây ố màu còn sót lại trong khoang miệng.
Dùng chỉ nha khoa không thể thay thế cho việc đánh răng. Ảnh minh họa
Lạm dụng chỉ nha khoa
Mảng bám hình thành trên bề mặt răng có xu hướng giữ lại các chất bẩn, do đó, việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp giảm sự tích tụ của mảng bám.
Các nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng hai lần một ngày, tốt nhất là sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Không nên thay việc đánh răng bằng cách dùng chỉ nha khoa. Chỉ dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể dẫn đến sâu và đổi màu răng.
Không có thói quen gặp bác sĩ nha khoa
Kiểm tra răng miệng định kỳ là nền tảng quan trọng để có hàm răng chắc khỏe. Nha sĩ có thể kiểm tra răng, nướu của bạn để tìm các dấu hiệu bệnh và đưa ra lời khuyên kịp thời giúp răng của bạn khỏe mạnh.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/danh-rang-deu-moi-ngay-nhung-rang-van-o-vang-day-l…
Chúng ta đã được dạy đánh răng từ lúc chập chững biết đi; tuy nhiên các chuyên gia răng miệng cho biết hầu hết chúng ta đang làm sạch răng sai cách.
Theo Thùy Linh (Dịch từ Healthdigest, Bupadental) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)