Nấu cơm với nước lã là thói quen của nhiều người nhưng bạn có biết một loại nước “thần thánh” có thể biến cơm thành món ăn bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Ngày nay khi nấu cơm, mọi người đều sử dụng nước máy. Tuy nhiên, ông cha ta xưa kia lại biết cách nấu cơm với một loại nước huyền diệu có thể ngăn ngừa bệnh tật và sống lâu đó là nước trà (chè).
Chè và lúa đều là hai loại cây trồng quen thuộc với người Việt nhưng có thể bạn không ngờ rằng việc kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ trở thành “phương thuốc” phòng trừ bệnh tự nhiên hàng đầu.
Trong sách “Bản thảo thập di” (Trung Quốc) cũng có ghi lại rằng “…dùng trà lâu dài có thể làm cho cơ thể mảnh mai, giảm mỡ, trị bệnh…”. Nước trà không chỉ có tác dụng khử nhờn, thông miệng, giúp tiêu hóa mà còn có nhiều công dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nấu cơm với nước trà có thể làm cho vị trà và cơm bổ sung cho nhau. Hương thơm của trà có thể làm cơm ngọt và ngon hơn, tinh bột của gạo có thể bù lại vị đắng và chát của trà một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc kết hợp 2 nguyên liệu quen thuộc này còn mang lại nhiều công dụng lớn với sức khỏe.
Nấu cơm với nước chè có tác dụng gì?
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Polyphenol là chất chính trong trà, chiếm 70 – 80% lượng nước chiết xuất. Các thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng polyphenol trong trà có thể tăng cường khả năng phục hồi và độ dẻo dai của các mao mạch, ngăn ngừa chảy máu do vỡ thành mao mạch.
Bên cạnh đó, chất này còn giúp giảm cholesterol trong máu, ức chế xơ vữa động mạch. Người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn cơm nấu với nước chè có tác dụng làm mềm mạch máu, hạ lipid máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa
Ngay từ trong sách y học đời Đường “Bổ trung phẩm dược” đã ghi chép về việc ăn cơm nấu với nước trà lâu ngày khiến người gầy đi. Người ta nói rằng các bữa ăn thường xuyên với trà có thể giúp tiêu hóa và phân hủy chất béo hiệu quả.
Ngăn ngừa đột quỵ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là liên quan đến việc sản xuất lipid peroxide trong cơ thể người khiến thành mạch máu mất đi tính đàn hồi. Chất axit tannic trong trà có tác dụng ức chế quá trình sản sinh lipid peroxide nên có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đột quỵ hiệu quả.
Có tác dụng chống ung thư
Amin và nitrit là những chất có nhiều trong thực phẩm, chúng rất dễ tạo ra nitrosamine gây ung thư. Các polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine trong cơ thể con người, do đó ngăn ngừa sự hình thành các khối u trong hệ tiêu hóa. Nấu cơm với nước trà có thể ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành nitrosamine, do đó đạt được mục đích ngăn ngừa các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Ngăn ngừa bệnh răng miệng
Florua có trong trà là một chất không thể thiếu và quan trọng trong ngà răng. Nếu một lượng nhỏ florua liên tục xâm nhập vào mô răng, có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng chống chịu axit của răng, đồng thời ngăn ngừa được sự xuất hiện của sâu răng.
Giảm lượng đường trong máu
Một số loại trà có tác dụng giảm đường huyết đã được các nhà khoa học chứng minh. Ví dụ như trà xanh có chứa hợp chất như epigallocatechin gallate, có tác dụng kích thích sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ xương, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu khác cho thấy uống trà đen cản trở sự hấp thụ tinh bột bằng cách ức chế một số enzyme và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Mỗi loại nước trà cũng mang đến những công hiệu khác nhau
Cơm + trà ô long: Hạ đường huyết
Các polysaccharide trong trà ô long có thể làm giảm sản xuất gluconeogenesis và glycogen bằng cách cải thiện chức năng chống oxy hóa của cơ thể và tăng cường hoạt động glucokinase của gan, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Cơm + trà Phổ nhĩ: Giảm lipid máu
Trà Phổ nhĩ rất giàu statin, có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu, đồng thời có thể làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao.
Cơm + trà khổ đinh: Hạ huyết áp
Trà khổ đinh chứa saponin, axit ursolic, flavonoid, hợp chất selen, axit amin, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
Trà khổ đinh có thể làm tăng đáng kể lưu lượng máu ở mạch vành tim, cải thiện khả năng chống chọi với tình trạng thiếu oxy, có tác dụng ngăn ngừa chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính. Ngoài ra, nó có thể làm tăng lưu lượng mạch máu não, giảm sức cản của mạch máu não, và giảm đáng kể huyết áp.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dung-chi-nau-com-voi-nuoc-la-nau-voi-loai-nuoc-nay…
Việc vo gạo quá kỹ hay nấu cơm bằng nước lạnh, thích ăn gạo trắng là những thói quen nhiều người gặp phải làm mất chất dinh dưỡng của cơm.
Theo Hoàng Dương (Dịch từ Abulowang, People) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)