Một chủ tịch ngành công nghệ 66 tuổi đã vô tình tìm thấy hàm lượng kim loại nặng như thủy ngân và nhôm trong quá trình kiểm tra sức khỏe sau một thời gian dài ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp.
Cá là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và chứa nhiều axit béo omega-3. Ăn nhiều có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch. Tuy nhiên có một số loại cá mọi người cần lưu ý đừng ăn quá nhiều.
Chủ tịch của một công ty công nghệ tên Wu Dong, 66 tuổi là người rất coi trọng sức khỏe bản thân, thường tham gia khóa học quản lý sức khỏe hàng năm. Do quan hệ công việc nên ông phải thường xuyên đi lại giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Myanmar và Thái Lan.
Dù thường xuyên phải đi công tác nhưng ông Wu Dong vẫn rất chú trọng đến chế độ ăn uống của mình, đồng thời cũng tránh xa đồ ăn đường phố.
Ông Wu Dong đã ăn cá ngừ đóng hộp nhập khẩu trong một thời gian dài, dẫn đến hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, trong lần kiểm tra sức khỏe gần đây nhất, ông Wu Dong được y tá gợi ý làm phân tích nguyên tố dinh dưỡng và nguyên tố độc hại để biết cơ thể thừa hay thiếu chất và mức độ tiếp xúc với ô nhiễm kim loại nặng.
Kết quả thật bất ngờ, trong cơ thể của Wu Dong có chứa một lượng lớn hai kim loại nặng thủy ngân và nhôm. Để làm rõ nguồn gốc của kim loại nặng, bác sĩ Lin Meixiu từ Phòng khám Lianxin, Đài Loan đã hỏi thăm chi tiết về thói quen hàng ngày của ông.
Hóa ra ông Wu Dong rất thích ăn cá biển sâu, đặc biệt là cá ngừ. Gần đây, ông có mua rất nhiều cá ngừ đóng hộp đã được nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi sáng, ông đều ăn bánh mì kẹp cá ngừ và đôi khi còn ăn trong cả bữa trưa hoặc tối.
Bác sĩ Lin Meixiu nói rằng các loại cá lớn như cá ngừ và cá kiếm rất dễ chứa kim loại nặng độc hại “metyl thủy ngân”, và đồ hộp thường được làm bằng nhôm. Nếu tiêu thụ lượng lớn và thường xuyên, những kim loại nặng này có thể được hấp thụ một cách vô thức.
Thủy ngân có thể gây hại cho gan, thận, hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch; nhôm là một yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer, và cũng có thể gây tổn thương xơ phổi cho đường hô hấp của con người.
Độc tố kim loại nặng được đào thải qua thận, nhưng rất khó đào thải chúng ra ngoài. Vì vậy, nếu hàm lượng quá cao, cần đánh giá kim loại nặng từ đâu đến, để loại bỏ tận gốc nguyên nhân trong cuộc sống, và tiêu thụ những thực phẩm có thể đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố kim loại nặng. Ngoài việc bổ sung nước, rau mùi, cà rốt, thanh long và các loại thực phẩm khác có thể giúp loại bỏ kim loại thủy ngân.
Cá biển sâu lớn dễ chứa kim loại nặng, mọi người nên ăn vừa phải. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, theo gợi ý của bác sĩ, ông Wu Dong đã ngừng ăn cá ngừ đóng hộp, kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, giải độc gan giúp kim loại nặng chuyển hóa từ từ. Các cuộc kiểm tra lại sau đó cho thấy giá trị thủy ngân giảm từ 20,4 μg/L xuống 12,7 μg/L (giá trị bình thường <5 μg/L) và giá trị nhôm giảm từ 159 μg/L xuống 45,6 μg/L (giá trị bình thường <70μg/L).
Bác sĩ Lin Meixiu một lần nữa nhắc nhở rằng để chăm sóc tốt sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày, ưu tiên hàng đầu là tránh ăn một lượng lớn một loại thực phẩm nhất định. Đồng thời thực hiện nguyên tắc ăn uống điều độ và đa dạng thực phẩm để tránh tích tụ những chất độc hại có thể xảy ra.
Ngoài ra, cũng nên làm xét nghiệm máu phân tích thành phần dinh dưỡng và độc tố để biết liệu có khả năng tích tụ kim loại nặng trong cơ thể hay không và từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả, điều chỉnh lối sống, tránh để kim loại nặng tích tụ lâu ngày trên cơ thể.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thich-an-mon-ca-nay-vao-moi-bua-sang-chu-tich-cong…
Kim loại nặng trong cơ thể có thể là nhân tố gây nên bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch, các vấn đề liên quan đến hoạt động khác thường của thận, mất cân…
Theo Hoàng Dương (Dịch từ ETToday) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)