Đồ vật này có trong nhà bếp của mọi gia đình nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, ngộ độc nếu không được vệ sinh tốt.
Thớt là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp của mọi gia đình. Ngày nay có nhiều loại thớt làm từ đủ loại chất liệu khác nhau nhưng hầu hết các gia đình vẫn gắn bó và quen thuộc với chiếc thớt gỗ.
Tuy nhiên, món đồ này cũng tiềm ẩn không ít mối nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là ung thư nếu không được vệ sinh đúng cách. Trước đây, một chương trình sức khỏe của đài truyền hình Trung Quốc từng phát sóng về câu chuyện của gia đình bà Vương (Bắc Kinh) có 4 người mắc ung thư và nguyên nhân xuất phát từ chiếc thớt gỗ gia truyền của gia đình đã bị nhiễm độc tố aflatoxin.
Thớt gỗ dùng lâu không thay có thể chứa độc tố gây ung thư, bẩn hơn bồn cầu
Nhà độc chất học người Trung Quốc Lin Zhongying trong một cuộc phỏng vấn với tờ Dongsen News cảnh báo nếu thớt gỗ bị trầy xước, nó có thể bị mốc và sinh ra aflatoxin. Chất độc này sẽ bám vào thức ăn được chế biến trên thớt và khi bạn ăn phải thì sẽ vô tình đưa chất này vào cơ thể.
Aflatoxin là một chất rất độc, độc hơn thạch tín 68 lần và độc hơn kali xyanua 100 lần. Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận rằng aflatoxin là chất gây ung thư ở người và đặc biệt có khả năng gây ung thư gan.
Mặc dù mọi người đều ăn thức ăn đã nấu chín như hấp, luộc… nên có thể tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh nhưng quá trình đun nóng thông thường không có nhiều khả năng khử độc aflatoxin.
Wang Hailing, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Trung Quốc đã chỉ ra trong cuốn sách “Xóa sạch tế bào ung thư mỗi ngày” rằng độc tố aflatoxin cần được đun nóng đến 260°C mới có thể bị phá hủy, vì vậy quá trình đun nóng chung không thể loại bỏ độc tố này một cách hiệu quả.
Mặc dù thớt được làm sạch bằng nước hàng ngày, nhưng số lượng vi khuẩn trên thớt vẫn có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Chuck Gerba, giáo sư vi sinh vật học tại Đại học Arizona của Mỹ từng nghiên cứu vi khuẩn trên thớt và phát hiện ra rằng tổng lượng vi khuẩn trong phân (E. coli, Staphylococcus aureus) trên thớt nhà bếp gấp 200 lần bồn cầu trong nhà vệ sinh. Năm 2016, một nhà hàng ở Birmingham, Vương quốc Anh đã sử dụng thớt gỗ, nghi do không làm tốt công tác vệ sinh dẫn đến 14 người bị ngộ độc thực phẩm.
Làm thế nào để làm sạch thớt?
Đừng nghĩ rằng rửa thớt bằng nước lã là đủ, làm như vậy không có tác dụng tiệt trùng. Tan Dunci, bác sĩ từ Khoa Nhiễm độc Lâm sàng của Bệnh viện Chang Gung Memorial, Đài Loan đã hướng dẫn cách làm sạch thớt gỗ an toàn.
– Sau khi sử dụng thớt gỗ, nhớ rửa sạch bằng chất tẩy rửa trung tính.
– Sau khi vệ sinh thớt xong, bạn hãy đặt lên giá đỡ thớt và dựng đứng lên, chú ý thông gió hai bên để đảm bảo không bị nấm mốc phát triển.
– Hãy tiệt trùng thớt bằng nước sôi thường xuyên để yên tâm hơn khi sử dụng.
Bác sĩ Tan Dunci gợi ý tốt nhất bạn nên chuẩn bị 4 chiếc thớt ở nhà để thái thức ăn chín, thịt, rau, củ quả. Không bao giờ sử dụng chung một chiếc thớt để chế biến thức ăn nhằm tránh lây nhiễm chéo. Ngoài ra, nếu thớt gỗ đã qua sử dụng thời gian dài thì phải thay mới khi có vết xước, vết nứt vì những kẽ hở này rất dễ bám bẩn và sinh nấm mốc.
Theo Yang Huiting, phó giáo sư chuyên trách của Cục An toàn Thực phẩm tại Đại học Y Đài Bắc cho biết chỉ cần trên thớt có vết hằn dao, nấm mốc rất dễ bám vào thớt, có thể gây tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch thớt, chất tẩy rửa có thể bị kẹt vào khe hở của thớt, và thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn bởi chất tẩy rửa trong lần chế biến thức ăn tiếp theo. Do đó, khi lựa chọn chất tẩy rửa cũng cần chú ý.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/do-vat-trong-bep-chua-chat-gay-ung-thu-ban-hon-bon…
Những vật dụng tưởng chừng như rất an toàn này lại có thể gây ra không ít vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ung thư và vô sinh.
Theo Minh Minh (Dịch từ EDH) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)