Ngày 29/12/2021 18:22 PM (GMT+7)
Hai ngày gần đây số ca mắc tại Hà Nội đang có xu hướng giảm, riêng ngày 29/12 số ca mắc đã ở mức dưới 1.900 ca.
– Tính từ 18h ngày 28/12 đến 18h ngày 29/12, Hà Nội ghi nhận 1.882 ca COVID-19 mới, trong đó:
+ Phân bố theo nơi ghi nhận như sau: Tại cộng đồng (661); tại khu cách ly (1.034); tại khu phong tỏa (187).
+ Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (252); Hai Bà Trưng (209); Long Biên (205); Nam Từ Liêm (183); Hà Đông (169); Đống Đa (136); Tây Hồ (98).
+ Bệnh nhân phân bố tại 284 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 661 ca cộng đồng ghi nhận tại 196 xã phường thuộc 27/30 quận huyện.
+ Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai (Hoàng Văn Thụ 15; Thịnh Liệt 12); Hai Bà Trưng (Thanh Nhàn 22; Thanh Lương 16); Long Biên (Bồ Đề 9); Nam Từ Liêm (Mỹ Đình 1-11; Phú Đô 9); Hà Đông (Kiến Hưng 13; Hà Cầu 11).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 có 45.159 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 16.101 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 29.058 ca.
Số ca mắc ngày 29/12 đã giảm xuống mức dưới 1.900 ca.
Thay đổi định nghĩa về ca bệnh F0
Bộ Y tế ngày 29/12 đã có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Theo đó, để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với các nhóm đối tượng, cụ thể:
Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
– Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Là người có biểu hiện lâm sàng nghĩ mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giám hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.
– Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
– Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ca-mac-tai-ha-noi-ngay-2912-giam-xuong-duoi-1900-c…
Nhiều trường hợp trẻ bị co giật, ngất sau tiêm vắc xin COVID-19 không phải do vắc xin mà xuất phát từ yếu tố tâm lý và tác động từ môi trường bên…
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)