Ngày 02/01/2022 16:10 PM (GMT+7)
Táo tàu vừa có thể dùng trong nấu ăn vừa là bài thuốc trong Đông y và có nhiều công dụng. Vậy cụ thể táo tàu có tác dụng gì và cách sử dụng ra sao?
Táo tàu hay còn được gọi là đại táo hoặc hồng táo, có tên khoa học là Ziziphus jujuba. Nhiều nghiên cứu cho rằng táo tàu có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, sau này đã chuyển qua Ấn Độ tới Trung Quốc.
Cây táo tàu có chiều cao khoảng 5-12m, lá xanh bóng, hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, quả hình trứng. Khi còn non, quả có màu xanh lục, vỏ trơn nhưng khi quả già thì vỏ có màu sẫm hơn, sau chuyển thành màu đỏ hoặc đen ánh tía và nhăn nheo.
Phân loại táo tàu: Táo tàu có thể được chia thành 2 loại. Một loại được gọi là hồng táo có màu đỏ hồng, loại màu đen được gọi là đại táo.
Táo tàu khô và tươi.
Táo tàu có tác dụng gì?
Theo Đông y, táo tàu vị ngọt, giúp bổ tỳ vị, dưỡng huyết an thần, ăn ít, phân loãng, tốt cho người đang bị mệt mỏi, tim đập nhanh. Ngoài ra, táo tàu có thể làm hài hoà các vị thuốc, giúp giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số thuốc. Dưới đây là những tác dụng của táo tàu.
Giảm táo bón
Táo tàu giàu chất xơ nên ăn nó có thể giúp điều hòa nhu động ruột và sự tiêu hóa. Người bị táo bón ăn táo tàu có thể giúp xử lý vấn đề.
Giảm lo lắng, căng thẳng khiến thoải mái tinh thần
Táo tàu có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh và não, giảm nhẹ lo lắng. Quả táo tàu hoặc chiết xuất từ táo tàu tạo cảm giác êm dịu và thư giãn cho não bộ.
Cải thiện giấc ngủ
Cả thịt lẫn hạt táo đều chứa nhiều chất saponin nên ăn táo tàu có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Đây là chất có tác dụng kích thích giấc ngủ tự nhiên.
Táo tàu có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giúp xoa dịu thần kinh, ngủ ngon hơn. (Ảnh minh họa)
Chống oxy hóa
Táo tàu chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa tự nhiên nên có tác dụng tốt cho da, tăng cường sản xuất collagen giúp da săn chắc, ngừa nếp nhăn. Chất chống oxy hoá còn chống lại gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.
Phòng ngừa ung thư
Trong táo tàu có chứa phenol giúp tăng cường khả năng chống oxy hoá, được chứng minh là có tác dụng phòng ngừa ung thư. Ngoài ra vitamin C và một số chất chống oxy hóa khác trong loại quả này cũng giúp loại bỏ gốc tự do, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Hỗ trợ huyết áp, lưu thông máu
Táo tàu có hàm lượng natri thấp và kali cao nên giúp kiểm soát huyết áp. Táo tàu cũng rất giàu chất sắt và phosphorous nên còn giúp điều hòa lưu thông máu.
Kích thích mọc tóc
Táo tàu còn rất tốt cho tóc. Một nghiên cứu đã phát hiện một loại dầu làm từ hạt giống táo tàu có thể thúc đẩy phát triển của tóc, kích thích mọc tóc.
Cách sử dụng táo tàu
Dưới đây là một số cách sử dụng táo tàu thành món ăn bài thuốc tốt cho sức khỏe:
– Cháo đậu bắp, đại táo là bài thuốc giúp giảm sưng phù.
Cách làm: Chuẩn bị 50g ngô, 50 quả đại táo và 25g bạch biển đậu. Rửa sạch 3 nguyên liệu trên rồi đem nấu cháo, mỗi ngày ăn 1 lần.
Ảnh minh họa
– Canh đại táo, cam thảo, tiểu mạch có tác dụng dưỡng tâm, an thần, ích khí, tốt cho người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, mồ hôi trộm.
Cách làm: Chuẩn bị 5 quả đại táo, 10g cam thảo, 30g tiểu mạch. Cho tất cả vào nồi đun với 2 bát nước cho đến khi chỉ còn 1 bát, lấy phần nước uống. Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi rồi đổ 2 bát nước đun đến khi còn 1 bát, uống nước bỏ bã.
– Canh quế chi, cam thảo, bạch thược thích hợp cho những người bị đau bụng do hư hàn.
Cách làm: Chuẩn bị 4 quả đại táo, 6h quế chi, 12g bạch thược, 10g sinh khương và 30g kẹo mạch nha. Trước tiên cho 5 vị thuốc vào nấu lấy nước, sau đó mới thêm kẹo mạch nha vào, đun nhỏ lửa.Uống 2-3 lần/ngày và uống khi còn ấm.
– Tim lợn hấp đại táo có thể trị bệnh tim đập nhanh.
Cách làm: Chuẩn 10 quả đại táo, 500g tim lợn. Bổ tim lợn và nhồi đại táo vào bên trong, hấp với một lít nước đến khi chín.
Ảnh minh họa
– Cháo gạo nếp, đại táo, sơn dược và tiểu đậu có thể giúp bổ khí huyết, tốt cho người bị thiếu máu.
Cách làm: Chuẩn bị 20 quả đại táo, 50g gạo nếp 50g, 30g sơn dược, 30g xích tiểu đậu, hạt sen và bạch biển đậu mỗi loại 15g. Cho xích tiểu đậu, bạch biển đậu vào nấu nhừ, tiếp đến mới cho đại táo, liên tử, gạo nếp vào cùng nấu, cuối cùng cho sơn dược đã bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ vào nồi cháo. Khi nào cháo chín lấy ra ăn, ăn 2 lần vào sáng và tối.
– Canh xương dê, đại táo, đậu đen cũng là bài thuốc tốt cho người thiếu máu, bổ tỳ thận.
Cách làm: Chuẩn bị 20 quả đại táo, 250g xương dê 250g, 30g đậu đen và 20g cầu kỷ. Cho nước vào hầm các nguyên liệu trên sau đó bỏ phần xương đi. Nêm nếm thêm một ít muối gia vị, uống canh ăn táo và đậu.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tao-tau-co-tac-dung-gi-va-cach-su-dung-nhu-the-nao…
Lá mật gấu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị các bệnh về xương khớp, gan, tiểu đường, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm…
Theo Hoàng Thùy. (Tổng hợp) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)