Mục lục
Khi bị giảm bạch cầu, bạn có thể bổ sung nhiều loại thực phẩm để làm tăng bạch cầu. Vậy ăn gì để tăng bạch cầu nhanh nhất?
Bạch cầu là gì?
Bạch cầu được hình thành trong tủy xương của cơ thể và có nhiệm vụ chống lại các mầm bệnh truyền nhiễm. Cơ thể con người tạo ra hơn một triệu tế bào bạch cầu mỗi ngày để xác định các mầm bệnh khác nhau và sẵn sàng chống lại chúng. Khi bạn thường xuyên cảm thấy lạnh, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy số lượng bạch cầu trong cơ thể bị giảm thấp.
Phạm vi bạch cầu bình thường trung bình từ 3.500-10.500 bạch cầu trên mỗi microlit máu.
Số lượng bạch cầu thấp: Dưới 4.500 bạch cầu trên mỗi microlít máu.
Số lượng bạch cầu cao: Hơn 11.000 tế bào bạch cầu trên mỗi microlít máu.
Bạch cầu có nhiều loại khác nhau.
Các loại tế bào bạch cầu
Bạch cầu trung tính: Chống lại nhiễm trùng bằng cách ăn các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm.
Bạch cầu ái toan: Chống lại các ký sinh trùng lớn như giun đường ruột. Các tế bào này cũng tiết ra kháng thể IgE để chống lại các chất gây dị ứng.
Basophils: Tiết ra histamine trong các phản ứng dị ứng.
Có nhiều loại tế bào bạch cầu khác nhau
Tế bào bạch huyết: Tế bào bạch huyết bao gồm ba tế bào – tế bào B, tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK). Tế bào B nhận ra vi rút và giải phóng kháng thể chống lại chúng, trong khi tế bào T và tế bào NK chống lại các tế bào bị nhiễm vi rút và ung thư.
Bạch cầu đơn nhân: Bạch cầu đơn nhân chuyển đổi thành đại thực bào và ăn các mảnh vụn tế bào.
Tế bào bạch cầu giúp ích gì cho chúng ta?
Tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bị nhiễm trùng bằng cách ăn các phần tử lạ và các mảnh vụn tế bào. Các tế bào này cũng tạo điều kiện sản xuất các kháng thể và giúp tiêu diệt các tác nhân lây nhiễm cũng như các tế bào ung thư.
Sự dao động về số lượng bạch cầu có thể xảy ra do một số lý do. Bạn có thể nhận thấy số lượng bạch cầu tăng trong khi tập thể dục, trong khi số lượng này có thể giảm xuống khi bạn đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, số lượng bạch cầu có thể giảm bất thường.
Nguyên nhân nào gây giảm bạch cầu?
Tế bào bạch cầu được sản xuất trong tủy xương, mô xốp bên trong một số xương lớn hơn của bạn. Số lượng bạch cầu giảm có thể đến từ các nguyên nhân sau:
– Nhiễm virus
– Rối loạn bẩm sinh
– Bệnh ung thư
– Rối loạn tự miễn dịch
– Nhiễm trùng nặng cần nhiều bạch cầu
– Sử dụng thuốc nhiều như kháng sinh
– Dinh dưỡng kém
– Lạm dụng rượu
Số lượng bạch cầu thấp không hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng dẫn đến tình trạng được gọi là giảm bạch cầu.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị giảm bạch cầu
– Sốt cao
– Ớn lạnh
– Đổ mồ hôi
Nếu số lượng bạch cầu của bạn giảm do nhiễm trùng, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:
– Sưng tấy và mẩn đỏ
– Lở miệng
– Đau họng
– Ho dữ dội
– Hụt hơi
Số lượng bạch cầu thấp không phải lúc nào cũng quan trọng trừ khi nó giảm xuống quá thấp đến mức các tế bào không thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiễm trùng nữa. Trong tình huống như vậy, một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích.
Ăn gì để tăng bạch cầu nhanh nhất?
Tỏi
Tỏi có đặc tính điều hòa miễn dịch và chống viêm (nhờ sự hiện diện của allicin) giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu khác nhau, bao gồm tế bào lympho, bạch cầu ái toan và đại thực bào.
Chuẩn bị 1-2 thìa cà phê tỏi băm hoặc đập dập. Thêm tỏi nghiền vào các món ăn yêu thích của bạn và ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể dùng tỏi sống. Nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn hằng ngày để làm tăng bạch cầu.
Cải bó xôi
Cải bó xôi là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất. Nó cũng thể hiện đặc tính chống oxy hóa. Những đặc tính này có thể giúp tăng số lượng bạch cầu.
Lá đu đủ
Lá đu đủ chứa acetogenin, đây là những hợp chất quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn bằng cách tăng số lượng bạch cầu. Nước ép lá đu đủ dùng như một phương thuốc tuyệt vời cho bệnh sốt xuất huyết.
Chuẩn bị một bó lá đu đủ, rửa sạch và xay nhuyễn. Thêm một chút nước vào hỗn hợp và hòa trộn một lần nữa. Lọc hỗn hợp và tiêu thụ một thìa nước ép. Bạn có thể thêm một ít mật ong vào hỗn hợp nếu nước ép quá đắng. Uống từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Bổ sung vitamin
Vitamin A, C, E và B9 đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện số lượng bạch cầu của bạn. Vitamin A đóng một vai trò đặc biệt trong việc tăng tế bào lympho, trong khi vitamin C được biết đến để tăng cường khả năng miễn dịch tổng thể của cơ thể. Vitamin B9 cần thiết cho việc sản xuất bạch cầu trung tính và vitamin E thúc đẩy sản xuất các tế bào giết người tự nhiên.
Ăn các loại thực phẩm như rau cải bó xôi, cà rốt, pho mát, thịt, trứng, cá, khoai lang và trái cây họ cam quýt. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.
Sữa chua
Probiotics trong sữa chua giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Chúng cũng có đặc tính kích thích giúp tăng số lượng bạch cầu.
Nên ăn mỗi ngày một hộp sữa chua để tăng bạch cầu.
Axit béo Omega-3
Bổ sung Omega-3 có đặc tính điều hòa miễn dịch giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn bằng cách tăng số lượng bạch cầu. Mỗi ngày chúng ta cần bổ sung thêm 1000 mg omega-3.
Ăn các loại thực phẩm giàu omega-3 giúp tăng bạch cầu nhanh chóng
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiêu thụ cá, như cá thu, cá mòi, cá hồi và các loại thực phẩm khác, như quả óc chó và quả bơ, để tăng lượng omega-3.
Kẽm
Kẽm có thể giúp khôi phục hoạt động bình thường của các tế bào bạch cầu, do đó tăng cường khả năng miễn dịch. Mỗi ngày nên bổ sung 8-11 mg kẽm. Bạn cũng có thể tiêu thụ thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt đỏ, đậu và các loại hạt.
Bông cải xanh
Sulforaphane (SFN) trong bông cải xanh có thể giúp điều chỉnh số lượng tế bào bạch cầu và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Selen
Chế độ ăn uống bổ sung selen có tác động tích cực đến việc sản xuất các tế bào bạch cầu, đặc biệt là tế bào lympho và bạch cầu trung tính. Selen cũng tăng cường khả năng miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Uống 200 mcg chất bổ sung selen mỗi ngày sau khi hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng có thể đáp ứng nhu cầu selen hàng ngày bằng cách tiêu thụ nhiều cá ngừ, cá mòi, thịt gà và gà tây.
Kiwi
Kiwi có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và cũng là nguồn giàu kali và vitamin C và E. Tất cả những chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và tăng số lượng tế bào bạch cầu.
Trái cây có múi
Trái cây họ cam quýt là nguồn giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, cả hai đều giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Chúng cũng giúp tăng số lượng bạch cầu. Một số loại trái cây họ cam quýt có thể dễ dàng mua được là cam, kiwi, dâu tây, chanh và bưởi.
Trái nhàu
Một trong những chất dinh dưỡng chính trong trái nhàu là vitamin C, đó là lý do tại sao loại trái cây này có tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch. Nó thể hiện các đặc tính kích thích giúp tăng số lượng tế bào lympho T và B.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ rất giàu vitamin C và có đặc tính điều chỉnh khả năng miễn dịch. Do đó, chúng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa phốt pho, magiê, vitamin E và vitamin B. 6. Những chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa này thúc đẩy các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng và giữ cho cơ thể của bạn hoạt động bình thường.
Bị giảm bạch cầu không nên ăn gì?
Khi bị giảm bạch cầu không nên ăn những thực phẩm có gia vị cay nồng, thực phẩm cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt. Bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, bún, mỳ, soup, cháo, sữa, bột ngũ cốc,…
Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.
Hạn chế những thức uống chứa cafein.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/an-gi-de-tang-bach-cau-nhanh-nhat-d300626.html
Chế độ ăn uống đóng góp một phần quan trọng trong việc chữa sỏi mật, giúp đẩy sỏi mật ra ngoài.
Theo H.M (Dịch từ Stylecraze) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)