Cá là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng trong mỗi bộ phận của cá khác nhau, do đó, có rất nhiều những hiểu lầm về việc ăn cá, đặc biệt là 7 vấn đề dưới đây.
1. Mắt cá có thể cải thiện thị lực không?
Mắt cá chứa các axit béo không bão hòa (omega-3) như DHA và EPA. DHA có thể thúc đẩy sự phát triển võng mạc ở trẻ sơ sinh và cũng có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc. Ngoài ra, vitamin A có trong mắt cá có thể thúc đẩy sự phát triển của biểu mô võng mạc.
Nhiều người cố ăn mắt cá vì nghĩ sẽ có ích cho thị lực
Tuy nhiên, mắt cá nhỏ và chứa ít chất dinh dưỡng, không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể con người. Nếu bạn muốn bổ mắt bằng cách ăn mắt cá thì hiệu quả rất ít. Ngược lại, lươn, cá đù vàng và mực rất tốt cho thị lực.
2. Giá trị dinh dưỡng của đầu cá có cao không?
Nhiều người thích ăn đầu cá, tuy nhiên đầu cá rất dễ nhiễm bẩn, không nên ăn nhiều, đặc biệt là những đầu cá quá lớn hoặc đầu cá được nuôi nhiều năm rất dễ bị tích tụ các kim loại nặng. Đầu tiên, phần đầu của cá có hàm lượng cholesterol xấu cao hơn phần thân cá, cũng như chứa lượng lớn chất béo bão hòa.
Ngoài ra, phần thịt mềm xung quanh mang là nơi có xu hướng tích tụ các chất độc hại và chất bẩn. Vì vậy, đầu cá dù ngon đến mấy cũng nên ăn càng ít càng tốt. Nếu thích ăn đầu cá thì cần phải làm sạch và đầu cá mè là lựa chọn tốt nhất. Đầu của loài cá này to và thịt mềm, dài bằng 1/3 thân.
Đầu một số loại cá có thể tích tụ chất độc không có lợi cho sức khỏe
3. Mật cá có giúp thanh nhiệt giải độc được không?
Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là “giã” được tật thì không ít người vẫn cứ cố “nuốt” để phòng bệnh theo phong trào.
Thực tế, việc ăn phải mật cá rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Các chất độc chính trong túi mật cá là axit hydrocyanic, và một số chất histamine gây phản ứng dị ứng. Sau khi ăn phải mật cá, bệnh khởi phát rất nhanh, hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Các triệu chứng khó chịu chủ yếu bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong do suy gan và thận.
Mặc dù không phải loài cá nào cũng có mật độc nhưng những loài cá chúng ta ăn hàng ngày đều là những loài cá có mật độc. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.
4. Bong bóng cá có hàm lượng chất béo cao đúng không?
Nhiều loại bong bóng cá được bán giá rất cao
Bong bóng cá có giá trị dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời, bong bóng cá nhẵn, thịt mềm, tuy có chút mỡ nhưng hàm lượng không đáng kể. Bong bóng cá có hàm lượng protein cao với hơn 70% (chủ yếu là collagen), hàm lượng chất béo chỉ chiếm 0,3%. Bong bóng cá nổi tiếng như yến sào, vây cá mập, được mệnh danh là “nhân sâm biển”. Cá càng lớn thì bong bóng càng to, chất dinh dưỡng càng nhiều.
Bong bóng của cá sủ vàng là tốt nhất trong các loại cá, có tác dụng bổ gan, thận và tráng dương. Ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, bóng cá sủ vàng được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật. Do đó, bong bóng cá sủ vàng có giá rất đắt, khoảng 1 tỷ đồng/kg.
5. Ăn trứng cá có thể kích thích tình dục đúng không?
Trứng cá thường ngon nhưng không phải trứng của loại cá nào cũng ăn được.
Nhiều người cho rằng, ăn trứng cá có thể kích thích tình dục, tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng này khi ăn trứng cá. Nhiều loại trứng cá ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Trứng cá chứa các thành phần thiết yếu cho cơ thể như các loại protein albumin, globulin, ovomucoid, ichthulin… Ngoài ra, trứng cá chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, vitamin và riboflavin, đồng thời cũng rất giàu cholesterol, là chất bổ sung và tăng trưởng tốt cho não và tủy xương.
Tuy nhiên không phải loại trứng cá nào cũng đều có thể ăn được. Trứng cá nóc, trứng cá nhám, trứng cá trích… có chứa độc tố gây hại cho cơ thể. Người có tuổi không nên ăn nhiều trứng cá vì nó chứa nhiều cholesterol làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
6. Có phải mùi tanh đến từ sợi gân 2 bên thân cá không?
Biết cách làm sạch một số bộ phận sẽ giúp cá giảm mùi tanh
Nhiều người khi xử lý cá sẽ rút 2 sợi gân màu trắng ở hai bên thân cá vì cho rằng mùi tanh của cá xuất phát từ sợi gân này. Thực chất sợi gân này là cơ quan cảm giác và cơ quan thăng bằng (thần kinh) của cá. Mùi tanh xuất phát từ các tuyến bài tiết dưới vảy cá, tàn tích của mang cá và phúc mạc đen ở bụng cá. Vì vậy, để khử mùi tanh, chủ yếu là xử lý những nơi này. Mùi tanh chủ yếu là mùi trimetylamin trong thân cá, ngoài ra còn có mùi tanh của dầu cá.
Thịt cá chứa nhiều oxit trimetylamin tạo vị umami, hợp chất này sau khi cá chết rất dễ bị khử thành trimetylamin. Trimetylamin khác hoàn toàn với oxit trimetylamin, không những làm cá mất vị umami mà còn có mùi tanh. Mỡ thân cá chứa axit toàn phần, có mùi dầu cá đặc biệt và cũng có mùi tanh.
7. Dầu cá có phải là chất béo tốt nhất không?
Dầu cá là dầu được chiết xuất từ cá béo. Dầu cá chứa axit béo omega-3 (Omega 3), chủ yếu là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), là những chất dinh dưỡng có tác dụng giảm viêm. Các loài giàu dầu cá như cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích… Cá không tự sản xuất axit béo omega-3 mà tích tụ chúng trong cơ thể sau khi ăn tảo phù du hoặc cá nhỏ. Trên thực tế, dầu hải cẩu tốt hơn dầu cá, vì cá là động vật có xương sống thấp nhất và hầu như không có cơ quan giải độc, dầu cá chủ yếu tiết ra từ ruột và bụng, dầu cá có mùi tanh nồng. Dầu hải cẩu có nguồn gốc từ lớp mỡ của động vật có vú, với hàm lượng omega-3 cao và nhiều loại (chứa EPA, DHA và DPA), cấu trúc của omega-3 gần với cơ thể người hơn nên dễ hấp thu và sử dụng. bởi cơ thể con người.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bo-phan-nao-cua-ca-bo-duong-nhat-7-su-that-ve-an-c…
Đâu chỉ ăn cá tốt cho não bộ, 10 thực phẩm dưới đây cũng có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ không kém.
Theo Hà Vũ. Dịch từ aboluowang (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)