Hôm nay (26/11), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mở cuộc họp khẩn để thảo luận về nguy cơ nguy hiểm của biến chủng mới B.1.1.529, mới được ghi nhận ở một số ca nhiễm tại Nam Phi.
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Cập nhật lúc 00:00 26/11/2021
Số mũi đã tiêm toàn quốc
B.1.1.529 là biến chủng nhiều đột biến nhất từ trước đến nay của virus SARS-CoV-2
Biến chủng nhiều đột biến nhất từ trước đến nay
“Chúng tôi chưa biết nhiều về biến chủng này. Những gì chúng tôi biết là biến chủng này có số lượng lớn đột biến. Và mối lo ngại là khi có quá nhiều đột biến, nó có thể tác động đến cách thức hoạt động của virus” – tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó COVID-19 của WHO cho biết.
B.1.1.529 được phát hiện lần đầu ở Botswana. Biến chủng này có tới 32 đột biến ở protein gai, thành phần giúp virus bám vào tế bào cơ thể, làm dấy lên lo ngại về khả năng né tránh vaccine của virus. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh. Với 32 đột biến, B.1.1.529 là biến chủng nhiều đột biến nhất từ trước đến nay của virus SARS-CoV-2.
Chuyên gia Tom Peacock tại Cục Bệnh truyền nhiễm Hoàng gia Anh, nhận định “đây là cụm đột biến với lượng protein gai thực sự khủng khiếp”. Còn Tiến sĩ Tom Peacock, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) nhận định: “Lượng đột biến rất cao của biến chủng cho thấy, điều này có thể thực sự đáng lo ngại”.
B.1.1.529 chứa hàng loạt đột biến như K417N, N501Y, N440K, G446S… Trong đó đột biến K417N từng xuất hiện ở biến thể Delta. Đột biến ảnh hưởng đến một vùng của protein S mà virus dùng để xâm nhập tế bào, được gọi là vùng liên kết thụ thể (phân tử protein). Khu vực này quyết định độ bám dính của virus với tế bào. K417N được cho là giúp nCoV tạo liên kết mạnh mẽ hơn giữa chính nó và vật chủ. Virus sẽ lây nhiễm dễ dàng hơn.
Đột biến N501Y cũng có trong biến thể Alpha, giúp virus gắn vào tế bào người. Điều này giải thích tại sao những biến thể mới nói chung có vẻ dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong nhiều đột biến ở cả hai biến thể khiến các nhà khoa học lo ngại virus ít nhạy cảm hơn với vaccine hoặc phương pháp điều trị.
Đột biến N440K giúp virus trở nên mạnh mẽ, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau nhiễm nCoV. Theo các báo cáo, độc lực của nó cao gấp 15 lần so với các biến thể ban đầu.Thông thường, người mắc Covid-19 đạt đến giai đoạn khó thở, thiếu oxy trong vòng một tuần. Nếu nhiễm virus chứa đột biến N440K, bệnh nhân có thể chuyển nghiêm trọng chỉ trong vòng ba đến 4 ngày.
B.1.1.529 còn chứa tới hai đột biến là P681H và N679K ở vị trí phân cắt furin (vị trí giúp virus thuận lợi xâm nhập vào tế bào). Đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận hai đột biến này trong một biến chủng. P681H từng xuất hiện trong biến chủng Mu và Alpha, làm tăng khả năng lây truyền của virus. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu còn dang dở, chưa được giới hàn lâm bình xét chính thức. Vì vậy, không thể kết luận về vai trò của P681H với virus ở thời điểm này.
Kể từ khi xuất hiện, B.1.1.529 đã gây ra 10 ca mắc COVID-19 tại 3 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm 3 ca ở Botswana, 6 ở Nam Phi và 1 ở Hong Kong (Trung Quốc), là người có lịch sử đi lại đến Nam Phi.
Xem xét đưa vào nhóm biến chủng đáng quan tâm hay lo ngại
Các chuyên gia của WHO hiện vẫn đang theo dõi B.1.1.529 và sẽ xem xét quyết định có xếp biến chủng này vào nhóm biến chủng đáng quan tâm hay đáng lo ngại. Sau đó, WHO sẽ đặt tên cho biến chủng này theo bảng chữ cái Hy Lạp.
“Rất khó để dự đoán biến chủng này có thể lây nhiễm như thế nào trong giai đoạn này. Hiện tại nó cần được theo dõi sát và phân tích, nhưng không có lý do để lo lắng quá mức trừ khi nó bắt đầu tăng tần suất trong tương lai gần”, Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học UCL (Anh), cho biết.
“Một đặc tính quan trọng của virus mà chúng ta chưa biết là khả năng lây nhiễm của nó. Lẩn tránh miễn dịch chỉ là một phần của bức tranh về những gì có thể xảy ra” – Giáo sư vi sinh học lâm sang Ravi Gupta thuộc Đại học Cambridge (Anh) nhận định.
Ngày 25/11, Chính phủ Anh đưa thêm 6 quốc gia châu Phi vào “danh sách đỏ” về hoạt động đi lại sau khi Cơ quan An ninh y tế nước này nói biến chủng B.1.1.529 là “biến chủng tồi tệ nhất”. Chính phủ Israel cùng ngày cũng ra thông báo đưa một loạt quốc gia ở miền Nam châu Phi vào diện “cảnh báo đỏ” liên quan đến dịch bệnh COVID-19, bao gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini. Theo đó, những người nước ngoài đến từ 7 quốc gia này sẽ không được phép nhập cảnh vào Israel.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bien-chung-moi-b11529-cua-sars-cov-2-nguy-co-lan-rong-who-hop…
Sau khi được đưa đi cấp cứu, hai học sinh bị sốc phản vệ nặng đã thoát khỏi cơn nguy kịch, đang được điều trị tại BV Bạch Mai.
Theo Hà Anh (T/h theo BBC, Euro News) (Sức khỏe đời sống)