Mệt mỏi là lời phàn nàn rất phổ biến vào thời điểm này trong năm. Nhưng nếu bạn triền miên thấy mệt, dù đã ngủ nhiều thế nào – có thể cần xem lại chế độ ăn.
Tại sao lúc nào tôi cũng thấy mệt? Nếu một giấc ngủ ngon không khiến bạn lại sức, bạn có thể bị mất nguồn năng lượng do sự thiếu hụt một loại vitamin nào đó. Có 4 loại vitamin thiếu hụt có thể gây tình trạng lờ đờ và việc bạn cần làm là nạp các thực phẩm bổ sung các vitamin này để thúc đẩy nguồn năng lượng cơ thể cần.
Cơ quan Y tế Anh định nghĩa chứng mệt mỏi là “khi sự mệt mỏi quá mức và không giảm dù đã ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ”.
Nhiều người luôn mệt mỏi và buồn ngủ dù không hề thiếu ngủ.
Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe bao gồm thiếu hụt vitamin có thể khiến bạn cảm thấy mệt lử.
Nếu bạn đang phải chật vật đối phó với tình trạng này, hãy tư vấn ý kiến bác sĩ để xác định xem liệu mình có mắc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào không. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về chế độ ăn uống để đánh giá xem có phải do thiếu vitamin mà bạn cảm thấy chẳng còn sức sống.
Dưới đây là 4 dạng thiếu hụt vitamin có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, lúc nào cũng buồn ngủ:
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Theo Cơ quan Y tế Anh, thiếu máu do thiếu sắt là một trong những lý do bệnh lý phổ biến nhất khiến bạn thấy kiệt sức.
Một số triệu chứng khác thể hiện bạn thiếu sắt bao gồm: Cảm thấy thở dốc, hay đánh trống ngực và da xanh xao.
Để chẩn đoán tình trạng này, bạn sẽ cần xét nghiệm máu. Sau đó, bạn có thể được kê đơn bổ sung sắt và tư vấn ăn những thực phẩm giàu chất này.
Một số thực phẩm giàu sắt là các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc bổ sung sắt, thịt và các loại đậu, chẳng hạn như đậu lăng.
Cơ thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh nắng nhưng trong những tháng âm u bạn có thể phải bổ sung từ thực phẩm.
Thiếu vitamin D
Cơ thể bạn tạo vitamin D một cách tự nhiên từ ánh nắng, tuy nhiên, nếu bạn ít ra ngoài trời hay trong các tháng mùa đông thì khả năng thiếu vitamin D khá cao.
Với thời tiết u ám suốt những tháng mùa đông, Cơ quan Y tế Anh khuyên dân chúng nước này rằng, những người từ 4 tuổi trở lên nên bổ sung vitamin D trong khoảng thời gian giữa tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, khi ánh nắng không đủ mạnh để cơ thể chúng ta có thể tự tạo vitamin D.
Nếu mức vitamin D của bạn thấp, bạn có thể thấy một số triệu chứng như: cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, thậm chí cảm giác trầm cảm.
Thiếu hụt vitamin D cũng có thể khiến xương bạn yếu hơn theo thời gian và sự thiếu hụt này thường đi liền với bệnh còi xương ở trẻ em.
Thiếu vitamin B12 (hay còn gọi là folate)
Thiếu vitamin B12, hay còn gọi là thiếu folate, là một thủ phạm phổ biến khác khiến nhiều người cảm thấy cực kỳ mệt mỏi.
Nếu bạn nghĩ sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống có thể khiến mình cảm thấy kiệt sức, hãy đi khám và nhờ bác sĩ giới thiệu sản phẩm bổ sung phù hợp.
Trứng là một trong những thực phẩm giàu vitamin B12.
Vitamin B12 có tự nhiên trong thịt, các sản phẩm sữa, cá và trứng.
Nếu bạn ăn chay hoặc chủ yếu chỉ ăn thực vật, bạn có thể tìm các thực phẩm chứa vitamin B12 như ngũ cốc.
Thiếu vitamin C
Một số dấu hiệu sớm của việc có lượng vitamin C thấp là mệt mỏi và chán nản.
Những dấu hiệu cảnh báo này có thể đến trước khi bạn bị thiếu vitamin C thực sự, vì vậy đừng nên phớt lờ chúng bởi bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng trầm trọng bằng cách phát hiện sớm và bổ sung kịp thời, hợp lý.
Cơ quan y tế Anh cho rằng bạn nên nạp toàn bộ lượng vitamin C cần thiết từ chế độ ăn uống, miễn là bạn ăn dủd lượng hoa quả và rau.
Nguồn chứa nhiều vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ớt, dâu, bông cải xanh, bắp cải tí hon và khoai tây…
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/hay-met-va-ngap-du-ngu-du-co-the-ban-thieu-4-vitam…
Vitamin C đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động đúng cách. Bạn cần nạp vitamin C đúng liều lượng mỗi ngày vì…
Theo Yên Minh (Dịch từ Express) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)