Dù mắc ung thư nhưng tỷ lệ sống sót sau khi mắc bệnh của người Nhật lại rất cao và thậm chí còn cao hơn so với một số quốc gia khác.
Nhật Bản không chỉ là quốc gia đầu tiên trên thế giới có tuổi thọ cao trong nhiều năm liên tiếp mà còn là đất nước có tỷ lệ mắc ung thư thấp và khả năng sống sót sau mắc bệnh cao.
Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư ở nước này sống thêm từ 5 năm trở lên đạt 66%. Tính đến tháng 11 năm 2020, tỷ lệ sống sót cao sau ung thư do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản công bố bao gồm: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ung thư tử cung, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư gan…
Đặc biệt, người mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú có tỷ lệ sống sót từ 80 đến 90%. Nhiều người không khỏi thắc mắc, người Nhật đã làm như thế nào?
Điều này có liên quan tới chế độ ăn uống của người Nhật. Tổ chức Y tế Thế giới từng đề xuất rằng cần phải phòng ngừa sớm, phát hiện sớm và điều trị sớm cho tất cả các bệnh và ung thư để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngay trong việc ăn uống hàng ngày, người Nhật đã chủ động phòng bệnh với việc tránh xa 3 loại thực phẩm dưới đây.
Người Nhật hiếm khi gọi đồ ăn sẵn
Ở Nhật, ít khi bạn thấy họ gọi đồ ăn sẵn. Những đồ ăn sẵn này thường có hương vị khá đậm dễ làm xói mòn vị giác giác và khiến người ta ngày càng ăn mặn hơn. Vì vậy mà hàm lượng natri vượt quá tiêu chuẩn thì khả năng mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, tăng huyết áp tăng lên rất nhiều.
Thay vì gọi đồ ăn sẵn, người Nhật thích tự chuẩn bị đồ ăn mang đi làm, đi học với các nguyên liệu như cá, đậu phụ, rau củ… và các món canh thanh đạm để không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Người Nhật hiếm khi ăn đồ chiên và đồ nướng
Có rất nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích tất cả các món chiên, rán, nướng… và thường không thích các món luộc hay ăn sống vì cho rằng hương vị nhạt nhẽo, không hấp dẫn.
Với các cách đun nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài như chiên rán, nướng, không chỉ bản thân thực phẩm sẽ trải qua một loạt biến đổi, dễ sinh ra các thành phần gây ung thư, mà còn ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn.
Những món ăn được nấu ở nhiệt độ cao có thể hình thành các chất như amin dị vòng, hydrocarbon thơm đa vòng, các sản phẩm glycate hóa tiến triển, các hợp chất acrylamide… Đây là những chất được xem là có nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đồ chiên, rán thường nhiều chất béo làm tăng nguy cơ gây ra thừa cân béo phì, mỡ máu, các bệnh lý rối loạn chuyển hoá…
Người Nhật hiếm khi ăn đồ muối chua
Một cuộc khảo sát cho thấy so với các nước khác, người Nhật rất ít ăn đồ muối chua. Thay vào đó, họ thường ăn tăng cường các thực phẩm lên men như sữa chua uống lên men, đậu nành lên men… để kích thích tiêu hóa mà không hề gây hại.
Các thực phẩm ngâm quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người thường xuyên sử dụng các thực phẩm ngâm muối, tỉ lệ ung thư dạ dày cũng cao hơn đáng kể.
Hơn nữa, những thực phẩm muối chua thường có nhiều muối như dưa chua, thịt muối… Nếu bạn ăn quá nhiềucó nghĩa là bạn nạp một lượng lớn natri vào cơ thể, làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp và nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/mac-ung-thu-nhung-van-song-tho-nguoi-nhat-co-3-loa…
Chế biến thức ăn ngoài tiêu diệt vi sinh vật có trong thực phẩm còn giúp tăng khả năng tiêu hoá và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu chế…
Theo Minh Minh (Dịch từ Abulowang) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)