Dưới đây là top 3 câu chuyện cổ tích kinh điển nổi tiếng của Nhật Bản, mẹ nên kể bé nghe.
Bên cạnh Việt Nam, Trung Quốc thì Nhật Bản cũng là đất nước có nền văn hóa đa dạng, trong đó truyện cổ tích cũng là một phần văn hóa không thể thiếu, gắn liền với tuổi thơ của nhiều trử em ở quốc gia xinh đẹp này.
Dưới đây là top 3 câu chuyện cổ tích kinh điển nổi tiếng của Nhật Bản, mẹ nên kể bé nghe nhằm giúp con dung nạp thêm kiến thức cũng như hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản.
Lòng biết ơn của con cáo
Ngày xưa, trong một làng nọ, có hai vợ chồng già. Ông già làm việc trong một thửa ruộng nhỏ và đi lượm củi khô trong rừng. Khắp các vùng quanh đấy, mọi người đều kính trọng ông vì ông là người chân thật và có lòng nhân ái, thậm chí không làm hại đến một con ruồi.
Bà già thì có hơi ưa gây gổ một chút và lắm lời nhưng lại cần cù và tề gia nội trợ khá gương mẫu. Cả một đời, hai người làm việc đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn không bao giờ giàu lên được. Càng ngày họ càng già yếu mà vẫn tay làm hàm nhai.
Mỗi lần ông già mang củi ra chợ bán, cả hai lại hy vọng lần này sẽ còn dư chút đỉnh, nhưng rồi họ lại tiêu hết, không để dành được đồng nào. Khi thì hết muối, khi khác phải trả món nợ đã vay mượn từ lâu.
Một hôm, ông già đi bán củi ở chợ về, lần này thì ông gặp may, nợ đã trả hết, mà trong lưng lại còn mấy đồng tiền đồng.
Chắc bà già sẽ mừng lắm! Ông nhủ thầm – số tiền này ta sẽ cho vào hũ. Cuối cùng chúng ta đã bắt đầu để dành được cho tuổi già rồi.
Ông bước đi, trong lòng phấn khởi. Khi gần đến làng, ông thấy dưới lòng sông khô nước, có một tốp con nít nhảy múa reo hò và ông nghe những tiếng kêu than thở. Bọn con nít trong làng vừa bẫy đánh một con cáo, và chúng đang nô đùa bằng cách hành hạ con vật khốn khổ. Ông già thấy thương hại con vật. Hai mắt nó buồn xo, và hơn nữa, nó đã ngất ngư rồi.
Các cháu không thấy xấu hổ à? – Ông già nhìn bọn trẻ nói – Hành hạ một con vật khốn khổ. Các cháu hãy thả ngay con cáo ấy ra đi!
Nhưng bọn trẻ lại quay qua chế nhạo ông già:Ông đừng xía vào chuyện không liên quan đến mình. Nếu thương hại con cáo thì ông mua nó đi. Chúng tôi sẽ bán cho ông với giá đắt đấy!
Ông già suy nghĩ. Ông thương hại con cáo thật, nhưng không thể làm gì bọn trẻ được. Lại còn đem số tiền vừa dành dụm lần đầu tiên để mua con cáo của chúng ư? Nhưng con cáo cứ rên rỉ than van, thấy tội nghiệp quá. Ông bèn quyết định dứt khoát, ông rút cái ví tiền ra, lấy mấy đồng đưa cho bọn trẻ, ông tự nhủ: “ta vẫn còn làm việc được, vậy ta còn có thể để dành sau”
Thế là ông già ôm lấy con cáo, mang nó vào sâu trong rừng. Con cáo nhìn ông già với ánh mắt biết ơn, rồi chạy ẩn mình trong hang. Ông già về nhà với hai bàn tay không.
Một hôm, con cáo bỗng xuất hiện trong sân nhà của hai vợ chồng ông già. Bà già thấy sợ, và bỗng thấy nhớ đến tiền ông chồng đã tiêu. Bà liền càu nhàu:Vì mày mà chúng tao đã tốn một số tiền, rồi lại còn lo lắng vì ông già về quá trễ, thế chưa đủ sao mà bây giờ mày lại còn đến tận nhà chúng tao? Thôi, cút đi!
Bả già đi kiếm cây gậy để đuổi con cáo.
Nhưng cáo không đếm xỉa đến những lời la lối của bà già: nó đợi cho đến khi ông già bước ra sân để xem có chuyện gì, nó mới đến gần ông và nói.
Ảnh minh họa.
Thưa ông nội. Ông đã cứu sống tôi, tôi không bao giờ quên ơn ông. Tôi định có dịp sẽ dùng xảo thuật của mình để trả ơn ông. Vết thương của tôi lành đã lâu rồi, cho nên hôm nay tôi đến thăm ông. Hãy cho tôi biết ông cần gì để tôi giúp ông.
Nhưng ông già càu nhàu: Đừng nói như thế mà nhọc công, hãy trở về rừng mau đi để bọn trẻ lại thộp cổ được mày nữa đấy! Lần này thì ta không thể giúp được gì cho mày đâu, vì ta không có một đồng xu dính túi. Thôi, đi đi!
Nhưng con cáo đáp:Nếu ông không muốn gì hết, thì tôi xin nói cho ông nghe cái ý mà tôi đã nghĩ ra trong lúc nằm dưỡng sức trong hang. Không xa nơi đây, có một tu viện, ông thầy tu già trong ấy rất thích sưu tập đồ dùng cũ và các bình chứa cũ.
Ông ta đã thuê người đi khắp nơi để mua những cái chảo cũ, những ấm nước cũ và những thứ đại loại như thế. Tôi sẽ biến thành một cái ấm nấu nước sôi thật đẹp và ông hãy mang đến bán cho ông ấy. Ông ta sẽ trả cho ông một số tiền khá lớn, và ông khỏi lo tuổi già không nơi nương tựa.
Ông già một mực nói rằng ông không cần, và bảo nó nên về rừng mau lên, nhưng con cáo đã quấn đuôi quanh chân, cúi đầu xuống, quay quanh ba vòng rồi thay vì là cáo, trước mắt hai vợ chồng già là cái ấm đồng xưa thật đẹp. Nắp ấm có hình một cái đầu cáo, và cái vòi giống như cái mõm cáo kéo dài ra.
Cả ông lẫn bà già đều ngạc nhiên không nói nên lời được. Bà già là người lấy lại bình tĩnh trước, bà cầm lên gõ mấy cái vào thành ấm làm vang lên tiếng kêu của loại đồng nguyên chất.
“Có lẽ ông thầy tu sẽ trả giá cái ấm này đắt lắm đây” – bà nghĩ thế và như thấy tiền bạc đang hiện ra trước mắt mình. Bà liền thuyết phục ông:Ông hãy bình tĩnh đến tu viện đi. Con cáo có lý đấy. Mình đã vì nó mà hết nhẵn tiền thì bây giờ nó làm thế này đề chúng ta lấy lại tiền thôi chứ chúng ta làm quái gì với cái ấm đẹp thế này. Con cáo nói thật đấy, nó sẽ không biến hóa lại nữa đâu.
Vừa cầm cái ấm, thầy tu đã khoái chí reo lên:Chưa bao giờ tôi thấy một cái ấm đẹp như thế này, dù tôi có rất nhiều ấm! Đây quả là cái ấm bằng đồng nguyên chất! Thật hiếm khi thấy được một vật như thế này! Ông kiếm được nó ở đâu thế?
Ông già bèn lập lại những lời bà già đã dặn, và ông thầy tu khen bà già đã có một quyết định hết sức đúng đắn khi đem cái ấm đi bán rồi trả cho ông già bảy đồng tiền vàng.
Ông già sung sướng quay về nhà. Chưa bao giờ ông có nhiều tiền như thế này, thậm chí ông còn chưa thấy đồng tiền vàng ra sao nữa là.
– Đừng lo đến chuyện ngày mai nữa nhé, – ông tự nhủ.
Ông già vừa đi khỏi, thầy tu gọi đệ tử đến, sai đem cái ấm xuống sông để chùi cho sạch.
Ta sao muốn xem thử chế trà trong cái ấm như thế này có mùi vị ra sao!
Các đệ tử lấy cái ấm chạy xuống sông, lấy cát chà mạnh vào cái ấm đến nỗi tay họ đỏ rần lên. Nhưng cái ấm thì sao? Nó phát ra tiếng rên nho nhỏ. Họ ngạc nhiên, bèn súc cái ấm và đánh nhè nhẹ cho bóng. Lần này thì họ nghe như cái ấm đang cười và nói: “ha ha ha thọc lét nhột quá!”. Các đệ tứ sợ quá, múc nước đầy ấm rồi chạy về, kể lại cho ông thầy tu nghe.
Cái ấm này kỳ quặc quá. Khi chúng con chà cát thì nghe có tiếng rên, còn khi đánh bóng thì nó lại cười.
Có gì đâu mà lấy làm lạ, – thầy tu trấn an họ.
– Loại ấm quí như thế thường phát ra những âm thanh lạ lùng khi ta lau chùi. Đây là cái ầm quí ta chưa từng thấy đó.
Ông thầy tu cho gọi ông già đến, bắt phải trả lại tiền. Ông già xin lỗi hết lời, nói với vị tu sĩ là chắc cái ấm bị bùa phép nên mới thế. Ông thầy tu đáp:
Rõ ràng là thế rồi, nhưng tiền bạc của tôi là tiền thật. Hãy trả lại tiền cho tôi! Trên đường trở về nhà, ông già càu nhàu trách vợ và con cáo:Hậu quả thế đấy. Đi lui đi tới thật vô ích, đã vậy còn mang nhục nữa.
Mấy ngày sau con cáo lại xuất hiện ở nhà ông già. Chân cẳng nó đã lành. Nó xin lỗi đã làm phiền ông già.
Lửa nóng quá khiến tôi không chịu nổi, – nó nói.
– Khi họ xát cát vào người, tôi đã không chịu nổi rồi. Vậy mà họ còn lọc lét tôi nữa chứ! Đúng, quả là ý kiến này không ổn. Nhưng lúc nghỉ ngơi trong hang, tôi lại nảy ra một ý hay khác. Tôi sẽ biến thành một con ngựa thật đẹp, ông hãy đem ra phố mà bán.
Dù đường lên phố có hơi xa nhưng sẽ có nhiều thương gia giàu có muốn mua ngựa tốt để thồ hàng hóa. Chắc chắn ông sẽ kiếm được một số tiền lớn để an dưỡng tuổi già. Và ai có được ngựa tốt như thế cũng không lấy cát mà xát hay đùng lửa để đốt đâu.
Ông già chưa kịp phản đối, thì con cáo đã quấn đuôi quanh chân, cúi đầu, quay tròn ba vòng trước mặt ông già liền hiện ra một con ngựa giống. Nó ngẩng đầu lên kiêu hãnh, bờm sáng loáng như vàng, bộ lông mượt mà, và nó nhún nhẩy như sẵn sàng phóng đi khi có lệnh.
Đến thành phố, ông già liền đi tìm xem chợ nằm ở đâu. Chỉ một lát sau ông đã đến chợ, vừa mới ăn xong một tô cơm, liền có một thương gia giàu có đi qua. Con ngựa làm ông ta thích quá, và sợ người khác mua trước, ông ta bèn trả bốn mươi đồng tiền vàng. Người thương gia nói với ông già:Ông đến đúng lúc quá, ngày mai tôi phải thồ hàng ra chợ nên cần một con ngựa thật khỏe. Đừng nghĩ ngợi lôi thôi, không ai trả cao hơn tôi đâu, hết giá rồi đấy.
Ông giả bỏ bốn mươi đồng tiền vàng vào túi, sung sướng quay về nhà, nhưng còn con cáo thì sao?
Con ngựa mua xong, tôi tớ người thương gia liền dẫn nó về, ở đây nó được uống nước trong và ăn lúa mạch ngon. Rồi một tên đầy tớ còn đến chải lông cho nó nữa. Con cáo tự khen mình:– Lần này thì chắc kế hoạch của mình tốt rồi.
Nhưng vào sáng hôm sau, cục diện lại khác đi. Người ta xua hết ngựa ra khỏi chuồng để thồ những bao muối và trà cực nặng.
Nó nguyên chỉ là con vật nhỏ, làm sao mang nổi một trọng lượng nặng như một con ngựa giống? Nhưng đã quyết giúp ông già rồi, cho nên nó nghiến răng chịu đựng và cố sử dụng tối đa tài ảo thuật mình biết, để giữ sao cho khỏi đổ sụm liền dưới một sức nặng khủng khiếp như thế.
Khi hàng hóa đã chất xong xuôi, đoàn ngựa chở hàng lên đường. Chú cáo cố gắng cất chân bước đi, nhưng nó khập khiễng nặng nề khó nhọc, và vừa ra khỏi thành phố là nó ngã quỵ.
Quả là con ngựa kỳ lạ. – Những người dẫn đoàn ngựa chở hàng nói. – Nó có vẻ mạnh khỏe, thế mà không chở được cái gì hết. Chúng ta phải làm gì nhỉ? Chắc phải đem nó ra bán ở chợ trưa thôi.
Họ hỏi ý kiến, và vì con ngựa có vẻ như có thể chết thình lình, nên họ dỡ hàng trên lưng nó chất lên các con ngựa khác và bỏ nó lại dọc đường.
Chú cáo ở đấy một hồi thật lâu, mệt phờ. Khi đã lấy lại một ít sức lực để có thể biến thành cáo, nó bèn đi chầm chậm về phía hang của mình.
Sau một thời gian, con cáo quay lại nhà ông già, cặp vợ chồng già vui sướng đón tiếp nó, vì từ khi bán con ngựa đến nay, họ sống rất thoải mái. Họ hỏi chuyện gì đã xảy đến cho chú cáo, và cáo kể hết những gì đã xảy ra với mình.
Tôi muốn giúp ông, ông nội à. Vì ông đã cứu sống tôi. Nhưng lần nữa tôi không làm đến nơi đến chốn. Tôi chỉ là một con cáo yếu đuối không có sức mạnh như ngựa được. Nhưng ông đừng nghĩ một con vật bé nhỏ, yếu đuối như tôi mà không biết nhớ ơn đâu. Lần này xin ông hãy nghe kế hoạch của tôi.
Nó không nói nữa mà lấy đuôi của mình quấn quanh bốn chân, cúi đầu quay ba vòng: hai vợ chồng già ngạc nhiên thấy hiện ra trước mắt một cô gái thật đẹp, tóc dài, đen, da trắng muốt. Cô gái mỉm cười nhìn họ và tiếp tục nói giọng điệu của cáo:
Tôi sẽ là cháu nội của ông bà, tôi sẽ chăm sóc để ông bà được sống đầy đủ trong tuổi già. Ông nội này, ông lấy tiền bán ngựa rồi ra phố mua ba cái áo kimônô bằng lụa: một cái trắng, một cái màu hoa đào có vẽ quḁt và một cái màu tím có trang hoàng hoa cúc trắng.
Ông cũng mua một sợi dây lưng rộng bằng gấm, kim kẹp tóc dài và phấn đánh mắt. Tôi sẽ mặc áo kimônô chồng lên nhau và đánh phấn, rồi ông dẫn tôi ra phố, giới thiệu đây là cháu nội của mình. Tôi biết hát, biết múa, ông sẽ kiếm được nhiều tiền cho mà xem.
Cháu xin cảm ơn ông nội, bà nội ạ. Cháu đã sống với nhiều người quá rồi, giờ cháu chỉ muốn tìm lại cảnh yên tĩnh của núi rừng mà thôi.
Con cáo quay lại hang của nó ở trong rừng. Rồi hôm nào muốn sống bên người, nó lại đến thăm ông và bà nội buổi tối. Họ ngồi ngoài vườn nhớ lại đoạn đường đã qua. Khi con cáo chết vì cáo có đời sống ngắn hơn người, hai vợ chồng già xây trong rừng một tượng đài nhỏ để tưởng nhớ con cáo biết ơn và cho đến nay người ta vẫn còn thấy tượng đài này.
Câu chuyện mượn hành trình trả ơn của loài cáo, để từ đó khuyên răn mọi người giá trị của lòng biết ơn. Dù chỉ là một con vật bé nhỏ và nó có thể không cần phải trả ơn ông lão khi được cứu, nhưng nó đã chứng minh rằng bản thân con vật cũng có tình người.
Thật cảm động khi con cáo rất nhiều lần chịu khổ để trả ơn ông lão. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết trân trọng những người đã giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn, luôn nhắc nhở bản thân về ân nghĩa đó cũng như cố gắng để có thể đền đáp.
Thiên đàng của Mèo
Ngày xửa ngày xưa, trong một làng nọ, có một người đàn bà con nhà quý tộc, tính tình rất kiêu căng và độc ác. Mụ ta tuy giàu có nhưng tâm địa vẫn luôn ray rứt vì ghanh tỵ.
Mụ ghanh tỵ với người khác không chỉ về tiền bạc của cải, mà còn cả về sắc đẹp và tuổi trẻ nữa. Thậm chí khi thấy mọi người xung quanh vui vẻ thân thiện với nhau, thì mụ ta cũng đã tức tối giận dữ rồi. Mụ chỉ cần thấy trên khuôn mặt một người nghèo nào đấy nở nụ cười trên môi thôi, là mụ đã dậm chân dậm cẳng, tức tối la lên:
– Nhìn con quỷ nghèo hèn kia kìa, nó nghèo như thế đấy mà mọi người lại thích nó! Còn tôi thì sao? Tôi quí phái hơn nó, giàu có hơn nó, thế mà tôi lại khổ sở như thế này! Tại sao lại như thế chứ?
Con mụ xấu tính nói liên miên một hồi, rồi tính đến chuyện làm sao dành lấy niềm vui của con người nghèo khổ kia.Trong số tôi tớ của mụ nhà giàu này có cô gái tên là Dukikô (Youkiko). Cha mẹ cô chết đã lâu, cho nên cô lớn lên trong nhà của mụ nhà giàu, bị đòn roi và nghe chửi mắng suốt ngày.
Mặc dù phải chịu đựng nhiều cảnh đau khổ, nhưng cô vẫn giữ được tấm lòng thanh cao, vẫn giữ được tư cách, vẫn bình tĩnh và dễ thương. Sinh vật duy nhất trong nhà mà cô gái thương mến là chú mèo đen nhỏ, con mèo cũng rất thương mến cô.
Tối nào con mèo cũng ngủ trong giường cô gái, còn ban ngày thì nó luôn luôn quấn quít bên cô, thường cà lưng vào hai chân cô. Những lúc đó, cô gái thường ẵm cơn mèo lên, vuốt ve bộ lông mịn màng của nó để quên đi bao nỗi phiền muộn trong lòng.
Cô cảm thấy bớt cô độc hơn, vì ít ra trên cõi đời này cũng có một sinh vật thương yêu cô.Mụ chủ biết rõ tình bạn giữa cô gái và con mèo nhỏ, nên khi nào thấy cô gái và con mèo cặp kè nhau, là mụ giao cho Dukiko thật nhiều việc để làm.
-Vì mày rảnh thì giờ để chơi với mèo thì mày cũng có thể làm việc này việc kia cho người đã nuôi mày chứ?
Mụ chủ thường nói như thế, và Dukikô chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay lo đi làm việc mà thôi.Số phận của con mèo cũng không hơn gì, mụ chủ đánh nó, nhổ râu, hay bứt lông của nó, rồi vừa cười vừa nói:
-Đấy mày thấy mọi người đều nuông chiều mày chưa?
Có lẽ tao vuốt ve mày không dịu dàng bằng con Dukikô phải không? Cô gái giúp việc bây giờ chỉ còn cách lén vuốt ve con mèo mà thôi, nhưng cô vẫn tiếp tục chia sẻ thức ăn với nó. Bữa ăn nào còn lại vài miếng cá ngon, cô gái luôn luôn mang đến cho con mèo.
Chỉ có những giây phút hiếm hoi được ở cạnh con mèo nhỏ mới làm cho cô thấy vui sướng. Khi nào cô được trút bầu tâm sự với con mèo và kể cho nó nghe về những hành động ác độc của mụ chủ đã gây ra cho mình, cô mới thấy nhẹ nhõm được phần nào, mặc dù cô chỉ tâm sự với mèo một cách lén lút và luôn luôn sợ bị phát hiện.
Nhưng một hôm, Dukikô tìm mãi vẫn không thấy con mèo ở đâu. Mặc dù cô thường viện cớ này cớ nọ để chạy ra sân hòng trông thấy cô bạn mèo trong chốc lát, nhưng vẫn không thấy nó đâu hết.
– Chắc nó đi chơi đâu đó, tối nó sẽ về
– Dukikô tự an ủi mình. Nhưng tối đến cũng không hơn gì ban ngày, con mèo vẫn không đến giường cô như mọi khi. Dukikô trằn trọc không ngủ cho đến sáng.
Mỗi khi nghe có tiếng sột soạt là cô lại vùng dậy, vì hy vọng đấy là tiếng con mèo cào cửa.Buổi sáng cô thức dậy, người xanh xao, hai mắt đỏ hoe vì khóc, rồi ban ngày cứ làm việc xong là cô lại khóc.
Cô bé Dukikô khóc vì đã mất người bạn duy nhất, không biết chuyện gì sẽ xảy đến cho nó. Người duy nhất sung sướng khi thấy con mèo mất tích là mụ chủ kiêu căng.
Nỗi khổ tâm của người tớ gái làm cho mụ chủ hả dạ, thực ra thì trong thâm tâm, mụ chủ không muốn con mèo phải biến mất như thế. Mỗi lần nhìn khuôn mặt rầu rĩ của cô tớ gái, mụ nói một cách trơ tráo:-Đấy, mày thấy chưa, phần thưởng cho mày đấy. Mày lo săn sóc cho con mèo đáng ra nó phải biết ơn, thì nó lại bỏ đi không thèm nói với mày một tiếng.
Thế mà tao đã tin rằng thế nào nó cũng báo cho mày biết trước, thì ra nó lại chỉ nghĩ đến việc trốn đi. Trên thế gian này, tất cả mọi sinh vật đều xấu hết, người cũng như thú. Vì bản chất bất nghĩa, cho nên mụ cố gieo thêm sầu khổ cho cô gái. Nhưng Dukikô vẫn luôn luôn nhớ đến con mèo nhỏ.
Dĩ nhiên là cô không cãi lại chủ, nhưng cô không tin một lời nào của người chủ ác độc này cả, và cô nghĩ bụng: “Chắc con mèo của mình đã gặp chuyện gì buồn khổ rồi, mà mình thì không đến giúp nó được vì không biết nó ở đâu”.Cả ngày lẫn đêm, lúc nào cô cũng lo lắng cho số phận của người bạn bé nhỏ.
Sau một thời gian, bỗng một hôm có một nhà tướng số đi qua làng, ông ta rất tài tình, không những có thể đoán được chuyện xảy ra trong tương lai, mà còn giải đáp được những vấn đề khó khăn liên quan đến cả hiện tại nữa.
Ông ta được nhiều nhà mời vào để đoán chuyện tương lai và giải quyết những khó khăn hiện tại, và dĩ nhiên là mụ chủ kiêu căng cũng mời ông đến.
Mụ ta hỏi ông nhiều chuyện mãi cho đến tận khuya, tất nhiên là hỏi càng nhiều thì trả tiền càng nhiều, vì dù có là nhà thuyết giáo đi nữa thì họ cũng chỉ sống nhờ tiền khách cho thôi.
Ảnh minh họa.
Cô bé Dukikô rất muốn hỏi nhà thông thái để biết con mèo ra sao rồi. Nhưng mụ chủ ác độc chắc là không cho phép cô hỏi.
Cho nên, cô chỉ dám đứng nép bên cửa hy vọng có thể nói chuyện được với nhà tướng số khi ông này từ phòng mụ chủ đi ra. Cô rất sợ mụ chủ thấy cô ở chỗ này, thế nào mụ cũng mắng là cô nhác việc, nhưng lòng ham muốn biết được số phận của con mèo ra sao quá mãnh liệt, lớn hơn cả lòng sợ sệt mụ chủ nhà nữa.
Dukikô phải đợi thật lâu mới thấy ông thầy tướng số từ trong nhà bước ra. Khi ông ta đến cửa, Dukikô liền đứng dậy, nghiêng mình thật thấp và nói nỗi đau khổ của mình cho ông ta nghe. Rồi cô van xin:
-Thưa ngài thông thái, ngài là người biết hết mọi chuyện trên đời này, chắc có lẽ ngài cũng biết số phận của cô mèo đen – bạn thân của tôi ra sao? Nhà thông thái suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Con mèo của cô có lẽ đang ở trên núi mèo trong dãy núi Inaba ở đảo Kiusu (Kiouchou). Nếu quả thật cô muốn gặp nó thì cứ đến đấy, và cô không lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra đâu.Khi biết được trên đời này còn có chỗ để được gặp lại con mèo thân yêu, Dukikô không ngần ngại một chút nào.
Không một nguy hiểm nào, không một chướng ngại nào có thể ngăn cản cô đi đến đấy hết. Cô van xin mụ chủ mãi cho đến khi mụ chấp nhận cho cô nghỉ vài hôm. Tuy đã bằng lòng, nhưng mụ lại nói:
-Tao chấp nhận, nhưng khi về, mày phải làm việc bù, cứ một ngày nghỉ là mày phải làm hai ngày không lương.Mụ cho phép vì lòng dạ mụ đen tối, ác độc, vì mụ nghĩ đến nguy hiểm đang chờ đón cô bé, nghĩ đến những gian lao khổ sở cô bé sẽ gặp trên đường mà tất cả chỉ vì một con mèo.
Dukikô chuẩn bị hành trang. Cái túi xách chỉ dựng các thứ cần thiết, và vài cái bánh rán khô cô lấy trong bếp. Rồi cô khởi sự một chuyến đi dài, khó khăn. Vào những đêm trường lạnh lẽo, cô ngủ ngay trong bụi cây bên vệ đường vì sợ lạc, còn ngủ trong nhà thì cô không có tiền.
Rồi khi trời mới sáng đủ để đi, cô đã vội vã lên đường. Đôi dép bằng sợi gai chẳng mấy chốc đã bị mòn, đá nhọn đâm vào chân cô rướm máu.Cuối cùng cô cũng tới đảo Kiusu. Đến ngôi làng đầu tiên thì trời đã tối, cô bèn hỏi đường để lên núi Inaba. Những người nông dân nói:
– Dãy Inaba nằm ở bên kia sông, nhưng cô đừng nghĩ đến chuyện đi đến đấy, nguy hiểm lắm. Chỉ có những thợ săn can đảm nhất mới dám qua sông, và nếu đã qua rồi thì không bao giờ họ đi xa bờ và nghỉ lại đêm ở đấy. Núi ấy là vương quốc của mèo, nơi không bao giờ có người đặt chân đến.
Dukikô lễ phép cám ơn những người nông dân đã có lòng tốt khuyên cô và cô từ chối lời đề nghị vào nhà họ nghỉ qua đêm với thái độ rất lễ phép.Thấy mọi người cứ ra sức khuyên không nên đi, cô bèn cương quyết đáp:
-Tôi sẽ biết cách đề phòng, tôi đã đi hết một nửa thế giới với mục đích duy nhất là vào cho được vương quốc mèo kia mà.Mọi người thấy cô cương quyết như thế, nên họ đành để cho cô đi.
Họ nói:
-Chúng tôi chỉ báo trước cho cô biết mọi nguy hiểm sẽ xảy ra thôi, còn nếu cô không muốn nghe thì đấy là quyền của cô.Ra khỏi làng, Dukikô theo hướng đến bờ sông, rồi cô tìm một chỗ nước cạn để lội qua. Bên kia sông, một cánh rừng rậm trải dài theo sườn núi.
Dukikô thu hết can đảm đi vào khu rừng âm u. Cô can đảm bước đi, luôn luôn nhìn ra phía sau, nhưng tất cả đều yên lặng, không một cành cây giao động. Con đường bỗng trở thành dốc cao, vì đã đi nhiều ngày nên Dukikô cảm thấy mệt.
Cô tính đến chuyện đêm nay phải ngủ giữa rừng thì bỗng nhiên cây mở lối ra, một khoảng trống xuất hiện trước mặt cô và trên khoảng trống có những mái nhà lấp lánh.
– Chắc là có những người giàu sinh sống ở đây rồi. Tất cả trông sạch sẽ và nhà cửa xây cất đẹp quá.Cô đến gần hàng rào, cất tiếng gọi. Một lát sau, một cô gái mảnh khảnh trong nhà bước ra, nghiêng nhẹ người chào Dukikô rồi hỏi cô muốn gì.
– Tôi là đầy tớ Dukikô – cô gái đáp
– Tôi chỉ có một người bạn duy nhất, một con mèo đen, nhưng nó bỗng biến mất.
Tôi khóc thật nhiều, rồi một hôm, có một nhà thuyết pháp khuyên tôi nên đến dãy núi Inaba nằm trong đảo Kiusu mà tìm. Tôi đã đi nhiều ngày, hôm nay mới đến được đảo. Nhưng tôi quá yếu không thể đi tiếp được nữa.
Cô làm ơn cho tôi ngủ nhờ đêm nay để sáng mai leo lên núi mèo được không? Tôi sẽ không làm rộn trong nhà đâu.Cô gái lắng nghe, mỉm cười dễ thương, rồi nghiêng người chào và đáp:- Vậy cô đến đây để nộp mạng sao?
Nghe vậy, Dukiko hoảng sợ, cô muốn chạy trốn. Nhưng từ ngôi nhà bên cạnh một bà già nhỏ thó lưng gù bướu ra, cất tiếng la mắng cô gái rồi đuổi cô ta vào.
– Xin cô tha lỗi cho, có lẽ nó đã ăn nói bất kính với cô. – Bà già nói với Dukikô, vừa nghiêng người thật thấp để chào cô.
– Nó không biết cách xử sự cho khéo léo. Tất cả những lời dạy bảo của tôi thật vô ích. Có lẽ nó đã nói chuyện tầm bậy tầm bạ rồi, vì tôi thầy mặt cô xanh mét. Xin cô đừng giận, nó không biết cách tiếp khách. Nào, cô gái, hãy cho tôi biết điều gì đã dẫn cô tới đây?
Lời lẽ dễ thương của bà già làm Dukikô yên tâm, cô lấy lại bình tĩnh và kể hết chuyện của mình cho bà nghe.Bà già lắng nghe, rồi mỉm cười với Dukikô, bà nói:
-Vậy mời cô vào, nghi lại nhà chúng tôi để lấy lại sức. Cô đừng sợ gì hết, cô đã đi một chặng đường dài để mà …
– những tiếng sau cùng Dukikô không nghe gì hết, bà già tiếp tục nói lẩm bẩm một mình, nhưng vẫn không ngớt cười. Vừa cúi chào nhiều lần, bà ta dẫn cô gái vào nhà và chuẩn bị nước tắm cho cô.
Tắm xong, bà đưa Dukikô vào một căn phòng sạch sẽ mát mẻ, rồi lại cười tươi cho cô an tâm. Sau đó bà ta nói lấy thức ăn cho cô và đi ra.Dukikô ngồi xuống chiếu, quan sát căn phòng, vừa tắm xong cô cảm thấy khỏe khoắn cả người.
Một lát sau cô tự nhủ: “Ngôi nhà kỳ lạ thật. Có nhiều phòng quá, nhiều góc và nhiều ngóc ngách, mà tất cả lại sạch sẽ, ngăn nắp. Chắc chủ nhà nuôi nhiều tôi tớ lắm. Và chắc mọi người đều ở đây hết. Nhưng họ đâu rồi? Mình chẳng thấy ai hết. Và lại quá yên tĩnh nữa!”
Quả là một sự yên lặng đáng lo. Bỗng Dukikô có cảm giác như nghe có tiếng người nói ở phòng bên cạnh.
Cô thấy hiếu kỳ, bèn lặng lẽ đứng dậy, dần hé cửa ra một tí. Trong phòng bên cạnh, cả hai cô gái rất đẹp đang nằm trên chiếu. Tóc họ bới cao thật cầu kỳ, kẹp tóc toàn bằng ngà voi chạm trổ rất đẹp. Mặt mày họ đều trắng trẻo, da lắng lẩy, lông mày xinh xắn, mắt đen.
Họ mặc kimônô thật tuyệt, may bằng lụa dày, dưới lớp áo hằn lên thân hình uyển chuyển duyên dáng của tuổi thanh xuân. Hai người nói chuyện nho nhỏ với nhau, giọng rất dịu dàng đến nỗi cô có cảm tưởng như nghe tiếng mèo gừ gừ.Dukikô đóng cửa rồi lại mở he hé lần thứ hai: cô vẫn thấy hai thiếu nữ xinh đẹp ngồi đấy.
Họ đang quỳ trước tấm gương và trang điểm, Dukikô nhẹ nhàng đóng cửa và quay lại ngồi vào chỗ cũ. Không khí im lặng nặng nề quá. Ước gì có người mà nói chuyện cho vui nhỉ.
Một lát sau, cô lại đứng lên, đến dán tai vào cánh cửa hồi nãy, hy vọng sẽ nghe được hai cô gái nói với nhau những gì.Cô phải gắng hết sức mới nghe được chuyện hai cô gái nói gì, nhưng khi nghe được, cô rùng mình run sợ.
Một cô gái nói:
– Cậu biết không, cô gái mới đến muốn tìm thăm một người bạn, con mèo mà cô ấy rất thương mến. Tốt hơn là ta không nên ăn thịt cô ta.Dukikô run cầm cập, hoảng sợ. Cô ngồi xuống chiếu suy tính cách phải đối phó.
Thế rồi cánh cửa bật mở, đủ chỗ cho một cô gái đi vào, cô gái thật duyên dáng, mặc chiếc kimônô bằng lụa dày màu nâu thêu hoa cúc trắng, điểm thêm chiếc thắt lưng to bằng gấm. Cô gái đi vào nhẹ nhàng không có một tiếng động, và khi Dukikô cố thu hết can đảm để ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt cô gái, bỗng cô nhận ra người bạn, con mèo đen, vóc dáng là vóc dáng một thiếu nữ, ngoại trừ cái đầu là mèo.
Nàng mèo mỉm cười dễ thương rồi nói với cô:
– Chào chị Dukikô thân yêu, em rất vui sướng được chị đến thăm. Em không biết nói sao để cảm ơn lòng tốt của chị, cảm ơn tình yêu của chị đối với em trong thời gian em ở nhà của mụ chủ kiêu ngạo. Tình thương của chị quả là niềm an ủi duy nhất cho em. Và cảm ơn lòng tốt của chị đã đến đây thăm em.
– Mèo dừng lại một chút, cười với cô rồi mới nói tiếp
– Em đã già đi, phần thì đói khát, phần thì bệnh hoạn. Cho nên, em không đủ sức để làm việc lâu hơn được nữa. Chị Dukikô thân yêu, chắc chị đã nhận thấy chị đang ở trong lâu đài của mèo. Lâu đài này qui tụ tất cả những con mèo đã bị người đời xua đuổi hay là những con mèo già, bệnh hoạn.
Bất kỳ con mèo nào đến lâu đài này cũng đều được hưởng một cuộc sống hạnh phúc: đây thực sự là thiên đàng của mèo, nơi mà tất cả chúng tôi được thoát khỏi cảnh khốn khổ do người đời gây nên. Còn đối với người thì nơi này không có chỗ để cho họ dung thân.
Mèo ở khắp nước Nhật đều qui tụ về đây, và nếu không thấy chị ở đây, thế nào chị cũng gặp chuyện nguy hiểm. Chị hãy nghỉ ngơi đi, rồi quay về với loài người. Bây giờ chỉ có mấy người bạn của em, chắc họ không làm hại chị đâu.
Nhưng đến lúc những con mèo khác đi săn về, và với số mèo đông đúc đó thì chắc em sẽ không bảo vệ chị được đâu. Em sẽ mang thức ăn đến cho chị, ăn xong chị phải đi khỏi đây cho nhanh thôi.Mèo cười với Dukikô rồi bỏ đi. Một lát sau nó mang đến cho em một cái bàn nhỏ, qùy xuống, phục vụ bữa ăn cho cô bạn em.
Dukikô rất sung sướng vì đã từ lâu em không được ăn uống gì cả. Cô kể cho mèo nghe chuyện đã xảy ra trong làng và chuyện nhà thuyết pháp tài ba đã chỉ đường cho cô tới thiên đàng của mèo này. Hai người cười nói vui vẻ như bạn bè lâu ngày gặp nhau.
Hai má của Dukikô lại hồng hào vì vui mừng và được ăn ngon, cô cảm thấy bao nỗi mệt nhọc trong người đều tiêu tan hết. Nhưng rồi chuyện gì cũng đều phải kết thúc. Nàng mèo đem khay đi rồi trở lại với cái bao nhỏ trên tay.
Nó nói với Dukikô:
– Chị giữ cái bao này xem như một vật kỷ niệm của em, nó sẽ che chở cho chị trên đường đi. Nếu gặp những con mèo hoang, chị chỉ cần đưa cái bao này ra trước rồi lắc mạnh, thế là chúng sẽ không dám làm gì chị đâu. Chị đừng sợ.
– Em mèo thân yêu, chị rất cảm ơn em, cảm ơn những điều em đã giúp chị. Bây giờ biết em đã ổn định rồi, không thiếu thốn gì nữa, chị mới yên tâm để sống vui vẻ.
Chị chào em!Dukikô chào mèo rồi ra về. Mèo tiễn cô ra tận hàng rào, đứng nhìn mãi cho đến khi cô đã khuất dạng trong rừng. Dukikô vừa đi vào rừng được vài bước đã thấy bọn mèo hoang nhào đến cô. Nhìn quanh em đều thấy những cặp mắt xanh long lanh sáng, tiếng kêu dữ dằn không biểu lộ dấu hiệu thân thiện nào cả.
Cô vội mở túi xách lấy cái bao, đưa ra trước mặt và lắc thật mạnh. Những cặp mắt xanh liền rút lui, bọn mèo tránh đường cho cô đi, miệng kêu meo meo dữ tợn. Thế là Dukikô xuống núi, tay vẫn nắm khư khư cái bao mà đi, đến đâu, bọn mèo cũng đều rút lui hết.
Cuối cùng em đến được bờ sông, tìm chỗ nước cạn để lội qua. Lúc này mèo không thể theo cô được nữa nên cô cất bao vào túi xách và lên đường về nhà. Cô vội đi nhanh chân vì cứ một ngày nghỉ, em phải làm hai ngày không lương cho mụ chủ kiêu căng.
Mụ chủ quá đỗi kinh ngạc khi thấy em trở về.- Thế không ai ăn thịt mày dọc đường sao? Còn con mèo chí tình của mày đã nói gì?
Dukikô bèn kể cho mụ chủ kiêu căng nghe chuyện đã xảy ra, em miêu tả cảnh tòa lâu đài sạch sẽ và ngăn nắp, nói đến những cô gái đẹp và nhất là nói đến người bạn thân của mình. Sau cùng, cô lấy ra cái bao mèo đen cho, mở bao ngay trước mặt mụ chủ kiêu ngạo.
Cả hai hết sức ngạc nhiên khi Dukikô lấy từ trong bao ra tấm hình một con chó lớn nhe răng nhọn hoắt trông rất đáng sợ, con chó ôm trong hai chân mười đồng tiền vàng thật.Dukikô quá đỗi vui mừng.
Nhiều tiền quá, cô không còn là cô gái mồ côi nghèo nàn phải chịu đựng tính khí thất thường và ác độc của mụ chủ kiêu căng nữa. Lập tức, cô mua lại tự do và ra phố mở một tiệm bán bánh bột gạo và các thứ bánh ngọt khác. Rồi cô sống sung sướng hạnh phúc, luôn luôn nghĩ đến cô bạn mèo đen.
Trong khi Dukikô hưởng một cuộc sống mới hạnh phúc thì lòng tham của mụ chủ kiêu ngạo kia vẫn không suy giảm. Mụ ta tự nhủ:
– Một đứa tớ gái nghèo khổ mà còn có được một món tiền kếch xù khi đến thăm con mèo, thì bà chủ như ta mà lại không được nhiều hơn thế chăng? Chắc chắn mình phải có nhiều hơn thế. Ý nghĩ ấy cứ dày vò mụ cho đến một hôm mụ tự nói với mình:
– Ta không nên để cho món tiền ấy tuột khỏi tay.Mụ bèn thuê người gánh kiệu, gói gém hành trang, chất đầy mấy rương vật dụng và áo quần rồi không nói cho ai trong nhà, hay trong làng biết mụ đi đâu, làm gì.
Mụ lên đường đi đến dãy núi Inaba nằm trong đảo Kiusu.Mụ đi rất nhanh, vì không như Dukikô đi bộ, mà trái lại, mụ ngồi trên kiệu và luôn mồm thúc dục người gánh kiệu đi nhanh. Cuối cùng, mụ đến được ngôi làng đầu tiên của đảo Kiusu và vội vàng hỏi đường để vào núi mèo. Những người nông dân nhiệt tình đáp:
– Núi mèo ở bên kia sông, nhưng vùng ấy nguy hiểm lắm, ngay cả những người thợ săn can đảm nhất của chúng tôi cũng không dám đi xa khỏi bờ sông. Tốt hơn là bà nên quay về đi, đừng đến đó.Mụ chủ kiêu ngạo nghe họ nói thế chỉ cười rồi ra lệnh cho gọi đến một người chèo đò để đưa mụ ta qua sông.
– Chèo mau lên nhé
– Mụ ta nói với người chèo đò, rồi quay ra nói với những nông dân đứng gần đấy: – Tôi không có thì giờ để nán lại lâu hơn trong ngôi làng khốn khổ này.- Mỗi người tìm hạnh phúc theo cách của mình, – những người nông dân bảo nhau như thế.
– Chúng ta đã khuyến cáo bà ta rồi. Nếu có bề gì thì cũng không phải chúng ta bị phanh thây xé xác, mà là bà ta.
– Và họ cứ để mặc cho mụ chủ tự cao tự đại ra đi.Qua đến bờ bên kia, mụ ta liền để cho những người gánh kiệu quay về làng, mụ ra lệnh:- Tôi đi một mình được rồi. Các người đợi tôi ở làng.
Và mụ tự nói một mình:
“Các người khỏi cần biết ta sẽ có được bao nhiêu tiền bạc!”Mụ leo lên núi thật nhanh, vì mụ đã biết đường đi khi nghe Dukikô miêu tả rồi. Nhưng chẳng bao lâu sau, mụ thở hồng hộc, quá mệt vì ít khi đi bộ như thế này. Mụ lau mồ hôi nhỏ giọt trên trán, và sung sướng khi thấy mái đỏ của tòa lâu đài hiện ra trước mắt trong khoảng rừng trống.
– Chắc đây là lâu đài của mèo rồi. Mụ ta nói chả có gì đặc biệt. Chỉ có đồ tôi tớ mới cho như thế này là tuyệt vời thôi.Mụ đến gần hàng rào và gọi lớn:
– Có ai ở trong nhà không? Mở cửa cho tôi vào với!Một thiếu nữ đẹp từ trong tòa nhà lớn nhất bước ra, nghiêng người chào sát đất, rồi bằng giọng dịu dàng êm ái như nhung, cô ta hỏi:
– Bẩm bà, bà muốn gì?- Tôi muốn vào thăm con mèo trước đây từng ở tại nhà tôi, và một hôm vì bất bình nó đã chạy trốn. Chắc các người đủ hiểu tôi đã không ngại đường xa cách trở hạ cố đến đây thăm nó, tôi, người chủ cũ của nó, đi tìm để thăm nó.
Bây giờ tôi mệt quá rồi, muốn nghỉ ngơi một chút tại nhà các người. – Giọng mụ ta thật cao ngạo.Cô gái đẹp định trả lời vô phép như mọi khi gặp hoàn cảnh như thế này, nhưng ngay khi ấy, từ tòa nhà phụ bước ra một bà già lưng thật còng, bà ta bước nhanh đến và đuổi cô gái đi.
– Mời phu nhân vào nhà. Chắc bà đi đường xa mệt mỏi và muốn nghĩ ngơi một chút. – Bà ta cúi chào nhiều lần rồi mở cổng, mời bà chủ kiêu ngạo vào nhà.“Ít ra thì bà già này cũng cư xử đúng phép, mời một người quí phái như mình vào nhà hẳn hoi”.
– Mụ đàn bà kiêu ngạo nhủ thầm, vừa đi theo bà già vào nhà.Bà già liền ra lệnh chuẩn bị nước tắm, rồi sau đó dẫn mụ ta vào một căn phòng thật đẹp có trải chiếu dày dặn dùng làm giường ngủ rất êm ái.
– Tôi đói rồi, mụ ta kiêu ngạo nói, giọng ra lệnh.
– Có ngay, có ngay, xin bà vui lòng đợi cho một chút, bà già đáp.
Và quả vậy một lát sau, một em gái giúp việc mang đến cái khay với thức ăn rất ngon lành. Mụ chủ kiêu ngạo liền ăn ngấu nghiến vì quá đói, và cũng vì không quen đi bộ nhiều nên mụ ta quá mệt. Ăn xong là mụ lăn đùng ra ngủ.
– Có bao giờ mụ ta đi bộ nhiều như hôm nay đâu.Nhưng đến nửa đêm, mụ bỗng thức dậy vì có tiếng cào rất lạ lùng, mụ bèn ngồi dậy, nhìn quanh để xem tiếng cào kỳ lạ ấy xuất phát từ đâu.
Qua khe hở của cánh cửa, mụ thấy có tia sáng. Mụ ta đứng lên, ra mở cửa. Mụ thấy ở trong phòng bên cạnh có hai con mèo vằn đang nằm trên chiếu dày, những cặp mắt sáng quắc trông rất dữ tợn.
Mụ chủ vội vàng đóng cửa lại, rồi rón rén đi về phía cánh cửa thông với phòng thứ hai bên cạnh. Mụ ta mở cửa, và lại thấy hai con mèo khác, hai con mèo có lông lốm đốm.Mụ chủ kiêu ngạo sợ quá.
Mụ nghĩ:“ Dukikô nói với mình là chỉ có những nàng thiếu nữ xinh đẹp nằm ngủ trong các phòng này thôi kia mà? Thế mà bây giờ mình lại chỉ thấy những con mèo khổng lồ kinh khủng như thế này!”
Ngay lúc ấy, cánh cửa mở ra và con mèo đen của mụ đi vào.Mụ chủ kiêu ngạo quá giận dữ, xẵng giọng nói:
– Bây giờ mày mới vác mạng tới à? Tao không ưa chỗ này chút nào hết. Đưa cho tao cái túi nhỏ đựng tiền vàng, rồi dắt tao ra khỏi đây mau!
Nghe mụ ta nói những lời như thế, mèo đen thấy mụ chủ nhà cũ chẳng thay đổi tính tình chút nào hết. Nó nhìn trừng trừng vào mặt mụ chủ, ánh mắt dữ tợn, rồi kêu meo meo thật lớn. Chỉ trong nháy mắt, những con mèo khổng lồ xuất hiện quanh mụ, rồi chúng xé xác mụ chủ kiêu ngạo ra.
Cái chuông mạ bạc
Ngày xưa có một nhà sư già hiền từ trụ trì trong một ngôi chùa ở một thành phố nhỏ gần biển. Nhà sư thích nhất là được ngồi trên hành lang để ngắm sóng biển. Và để khỏi cảm thấy cô đơn, ông đã treo trên mái nhà một cái chuông nhỏ mạ bạc, cái chuông này được móc vào một bức trướng bằng giấy, trên đó có viết một bài thơ tuyệt tác.
Khi gió thổi vào bức trướng lung lay, làm cho cái chuông phát ra tiếng kêu rất êm tai, mà gió ở đây thì không thiếu, gió biển luôn luôn thổi vào. Nhà sư già ngồi trên hành lang, ngắm biển, tai nghe tiếng chuông trong trẻo, êm ái, mỉm cười khoan khoái.
Cũng trong thành phố này có một ông dược sĩ tên là Môhây (Mohei). Từ lâu, ông ta gặp nhiều chuyện xui xẻo. Bất cứ công việc gì ông ta đụng đến cũng đều thất bại, nên ông ta rất buồn, buồn đến độ không muốn làm gì hết. Quá buồn bực, một hôm ông lên đường đi thăm nhà sư già để xin lời khuyên.
Khi thấy vị sư già ngồi thoải mái trên hành lang và đang nghe tiếng chuông êm ái, bỗng ông ta thức tỉnh, và nghĩ rằng nếu mình được ngồi trên hành lang và nghe tiếng chuông như thế này, thì chắc sẽ vui sướng vô cùng. Ông nghĩ một lát, rồi xin nhà sư cho mượn cái chuông một hôm thôi.
– Sao tôi lại không cho anh mượn cơ chứ, – nhà sư hiền từ đáp. Nhưng anh đừng quên là sáng mai mang trả cho tôi, vì không có cái chuông này, tôi buồn lắm.
Môhây kính cẩn cảm ơn nhà sư, hứa sẽ đem trả cái chuông đúng vào ngày mai. Rồi ông về nhà, móc cái chuông lên hành lang. Cái chuông thánh thót kêu làm cho lòng ông nhẹ nhàng, tâm hồn ông lâng lâng, cuộc đời đối với ông đã trở nên quá đẹp đến nỗi ông múa may nháy nhót.
Hôm sau trời mới tờ mờ sáng là nhà sư đã cảm thấy buồn rồi. Ngài cứ ra ngoài đường để trông ngóng ông dược sĩ đem cái chuông tới. Nhưng Môhây không đến. Một giờ trôi qua, hai giờ cũng không thấy, rồi đến trưa ông dược sĩ cũng không đến, nhà sư bèn gọi chú tiểu Tarô (taro) đến, ra lệnh:
Con hãy chạy nhanh ra phố đến nhà dược sĩ Môhây. Ông ấy đã mượn cái chuông nhỏ của ta và đáng ra phải trả lại hồi sáng nay. Con nhắc cho ông ta nhớ lời đã hứa. Nói với ông ấy rằng ta đang đợi sốt cả ruột lên đây.
Tarô chạy đến nhà dược sĩ Môhây, nhưng khi vừa đến vườn nhà ông dược sĩ, bỗng chú tiểu dừng lại, kinh ngạc vô cùng. Chú nghe tiếng chuông thánh thót vang lên và ông dược sĩ đang nhảy múa trong vườn, phất hai ống tay áo và tà áo bay quanh người. Tarô không biết nói sao với ông dược sĩ, rồi bỗng nhiên, chú cũng vui vẻ trong lòng đến nỗi chú cũng nhảy múa cùng với ông ta.
Ảnh minh họa.
Một giờ trôi qua, rồi hai giờ… nhà sư vẫn chẳng thấy ông dược sĩ đem chuông trả và chú tiểu Tarô cũng không thấy về. Nhà sư già lắc đầu bực tức, và ngài lại càng buồn bã thêm, cho nên ngài gọi người đệ tử thứ hai, chú tiểu Dirô (Djiro). Ngài ra lệnh:
– Con hãy chạy nhanh đến nhà dược sĩ Môhây, nói với ông ta hãy đem cái chuông mạ bạc đến trả cho ta. Và nếu trên đường đi con có gặp Tarô thì hãy nói với hắn rằng không làm tròn nhiệm vụ do sư phụ giao phó là một điều quá nhục nhã.
Dirô ra sức chạy thật nhanh. Khi vào vườn nhà ông dược sĩ, chú nghe tiếng chuông thánh thót, và chú quá kinh ngạc khi thấy ông dược sĩ cùng Tarô nhảy múa trong vườn. Trước khi Dirô kịp có thời giờ để rầy la Tarô không làm tròn nhiệm vụ thì bỗng chú cũng bị vũ điệu lôi cuốn và đến lượt mình, chú quên hết thế sự.
Một giờ trôi qua, rồi hai giờ. Mặt trời đã xế bóng, nhưng nhà sư già vẫn không thấy người dược sĩ đến, cũng không thấy ai trong số hai đệ tử xuất hiện hết. Nhà sư già không biết lý do gì lại xảy ra một chuyện như thế này. Bỗng, ngài thấy buồn bã hơn bao giờ hết. Khi nhà sư chịu hết nổi, ngài mang dép vào và thân hành đến nhà ông dược sĩ.
Chưa vào đến vườn, nhà sư dã nghe tiếng chuông thân yêu thánh thót kêu và nghe có tiếng người cười vui vẻ. Khi đi vào, ngài thấy ông dược sĩ và hai đệ tử của ngài đang nắm tay nhau. Họ nhảy sang phải rồi nhảy sang trái, mặt mày rạng rỡ tươi cười.
Nhà sư lắc đầu, không làm sao giải thích được hiện tượng kỳ quái như thế này. Nhưng tâm trạng này của ngài không kéo dài lâu. Bỗng nỗi buồn trong lòng ngài đột nhiên tan biến, hai chân ngài bắt đầu nhúc nhích di động một mình, rồi nhà sư cười với ông dược sĩ, ngài đưa một tay cho Tarô, tay kia cho Dirô nắm rồi cả bốn người cùng nhảy múa với nhau.
Sau đó sẽ ra sao? Sau đó à, nếu muốn biết thì bạn phải phái một người đến vườn ông dược sĩ mới được. Nhưng chắc chắn người này cũng sẽ không trở về. Vì anh ta nghe tiếng chuông vui tai và thấy bốn người nhảy múa trong vườn, thì chắc chắn anh ta sẽ quên hết và nhập vào nhóm người này liền. Rồi chúng ta lại phải phái người thứ hai, rồi thì thứ ba, và lại thêm người thứ tư…
Cuối cùng, chúng ta chỉ còn một cách là phải thân hành đến đó, và rồi đến phiên mình, chúng ta cũng sẽ nhảy múa với họ thôi. Mà làm thế thì không được rồi; không thể nào mọi người đều nhảy múa hết. Cho nên chúng ta đừng có phái ai đến nhà dược sĩ nữa, và bây giờ, khôn ngoan hơn hết là ta nên đi ngủ thôi.
Bài học hay từ truyện cổ tích Nhật Bản
Tại mỗi một quốc gia đều có những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, chuyện dân gian riêng biệt với những phong cách theo một bản sắc văn hóa của quốc gia đó.
Những câu chuyện cổ tích tại Nhật Bản cũng như vậy, đều có những nét đặc trưng riêng với các câu chuyện kinh điển về những điều thú vị trong cuộc sống và được nhân hóa lên một cách kỳ ảo.
Đồng thời, những câu chuyện cổ tích Nhật Bản cũng mang đến nhiều bài học giá trí trong cuộc sống, ca ngợi cái đẹp, hướng con người sống đẹp, lương thiện, phê phán cái ác.
Những câu chuyện cổ tích Nhật Bản ca ngợi cái đẹp, hướng con người sống đẹp, lương thiện, phê phán cái ác.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/top-3-cau-truyen-co-tich-kinh-dien-nhat-ban-noi-ti…
Mỗi câu chuyện cổ tích về các loài vật tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều bài học hay, dạy bé kỹ năng sống cần thiết.
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)