Ngày 11/02/2022 15:31 PM (GMT+7)
Theo chuyên gia nhi khoa, nguy cơ mắc COVID-19 luôn hiện hữu, nhất là với lứa tuổi chưa được tiêm vắc xin, vì vậy sự chủ động phòng dịch là rất quan trọng, trong trường hợp không may mắc COVID-19 cần bình tĩnh xử lý.
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Cập nhật lúc 00:00 11/02/2022
Số mũi đã tiêm toàn quốc
Hiện nay, một số huyện và thị xã ở Hà Nội đã chính thức cho trẻ 5-11 tuổi được đến trường. Theo kế hoạch, không lâu tới đây trẻ ở nhóm tuổi này tại khu vực nội thành cũng sẽ đi học trực tiếp.
Trong khi đó, tại Hà Nội vẫn ghi nhận gần 3.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, cũng với đó là điều kiện thời tiết lạnh như hiện tại nên rất nhiều phụ huynh lo lắng. Câu hỏi đặt ra là làm sao để phòng ngừa cho trẻ, cũng như cách ứng phó khi trẻ không mắc mắc COVID-19?
Trẻ 5-11 tuổi có bệnh nền khi mắc COVID-19 sẽ dễ diễn biến nặng
TS.BS. Nguyễn Thành Nam – Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay cả thời điểm trước khi có dịch COVID-19 xảy ra, giai đoạn sau Tết trẻ em rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa khi đi học do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ các thời điểm trong ngày lớn, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc. Do vậy, nhiều trẻ có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID-19. Vì vậy, vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo rất quan trọng khi hướng dẫn trẻ những biện pháp phòng chống nhiễm bệnh, nhất là sau khoảng thời gian trẻ sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Tiêm phòng vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh và giảm biến chứng nặng.
Về nguy cơ mắc COVID-19 ở nhóm trẻ 5-11 tuổi, TS Nam cho rằng trên thế giới có ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn. Tại Việt Nam cũng có ghi nhận trường hợp trẻ em mắc bệnh, kể cả từ lứa tuổi sơ sinh.
Phần lớn các trường hợp mắc COVID-19 trong lứa tuổi này đều biểu hiện các triệu chứng nhiễm virus như: sốt, ho, sổ mũi, mệt… một số trường hợp có kèm theo vấn đề viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hồi phục ổn định sau khi kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Diễn biến nặng đa phần trên những trẻ có bệnh nền, mạn tính như: suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống…
Phụ huynh cần làm gì?
Để phòng bệnh COVID-19 cho trẻ ở lứa tuổi 5-11 tuổi, TS Nguyễn Thành Nam cho rằng, phụ huynh cần tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế. Đồng thời chăm sóc, tăng cường sức đề kháng cho trẻ như: chăm sóc dinh dưỡng, tập luyện, tránh để thừa cân béo phì.
Ngoài ra, cần kiểm soát tốt các bệnh mạn tính, tránh nhiễm lạnh, đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập, vệ sinh bàn tay, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác…
Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ: Sốt, viêm long hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ… cần kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Trường hợp trẻ không may mắc COVID-19, TS Nguyễn Thành Nam tư vấn, các cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là: trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.
Gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ:
– Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60 lần/phút;
– Trẻ 2 tháng – 12 tháng nhịp thở bình thường < 50 lần/phút;
– Trẻ > 12 tháng nhịp thở bình thường < 40 lần/phút;
– Trẻ > 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút;
– Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn.
Trường hợp điều trị tại nhà, phụ huynh cần dự phòng một số thuốc như: Hạ sốt; Bù nước điện giải; Có thể bổ sung Vitamin tổng hợp; Thuốc điều trị ngạt tắc mũi; Thuốc ho. Điều cần lưu ý là thuốc dùng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên cho trẻ tự uống thuốc ngoài những thuốc được khuyến cáo ở trên.
Khi trẻ đến trường thì vai trò của phụ huynh, nhà trường trong hướng dẫn phòng bệnh là rất quan trọng.
Theo bác sĩ Nam, trường hợp cần tư vấn, các cha mẹ có thể liên hệ các số điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn phù hợp. Tại Bệnh viện Bạch Mai, có thể liên lạc số điện thoại 086.958.7716 của Trung tâm Nhi khoa để có thể được giải đáp một số vấn đề về chuyên môn.
Trẻ cần đưa đến bệnh viện khi có những triệu chứng:
+ Sốt cao > 39 độ không kiểm soát được
+ Thở nhanh; Nhịp tim nhanh
+ Đo SpO2 < 95%
+ Đau ngực
+ Dấu hiệu đau đầu, nôn nhiều
+ Kích thích; Mệt lả
+ Ăn uống kém hơn bình thường
+ Tiêu chảy nhiều lần kèm tiểu ít.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-tieu-hoc-den-truong-khi-ha-noi-gan-3000-f0-moi…
Khi trẻ đi học cần làm gì để phòng dịch? Trường học nếu có F0 cần ứng phó thế nào? Thắc mắc trên sẽ được TS.BS Trương Hữu Khanh – Chuyên gia dịch tễ…
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)